Theo phong tục truyền thống, vào ngày Rằm tháng Chạp hàng năm, các gia đình thường làm lễ cúng để cầu may mắn, tưởng nhớ đến tổ tiên và tạ ơn các vị thần linh. Vậy giờ cúng Rằm tháng Chạp năm 2023 tốt nhất là khi nào?
1. Rằm tháng chạp vào ngày nào?
Tháng Chạp là tháng 12 âm lịch hàng năm, Rằm tháng Chạp chính là ngày 15/12 Âm lịch – ngày rằm cuối cùng của năm. Thông thường mọi người sẽ
cúng rằm vào đúng ngày. Tuy nhiên, nếu gia đình có việc bận rộn thì có thể thực hiện lễ cúng trước vào ngày 14/12 Âm lịch.
2. Ngày cúng rằm tháng chạp năm 2023 tốt nhất?
Theo chuyên gia phong thủy thì ngày đẹp để cúng Rằm tháng Chạp là vào ngày 14/12 Âm lịch (tức ngày 5/1/2023 Dương lịch): rơi vào thứ Năm, ngày Quý Hợi, tốt cho mọi việc, đặc biệt là cúng tế.
Và ngày 15/12 Âm lịch (tức ngày 6/1/2023 Dương lịch): rơi vào thứ Sáu, ngày Giáp Tý, tốt cho mọi việc, đặc biệt là cúng tế.
3. Giờ cúng rằm tháng chạp năm 2023 tốt nhất?
Giờ cúng rằm tháng chạp tốt nhất trong ngày 14 tháng Chạp
Giờ đẹp để cúng Rằm tháng Chạp năm 2023 để rước may mắn, tài lộc vào nhà gồm những khung giờ:
– Mậu Ngọ (11h – 13h): Thanh Long
– Kỷ Mùi (13h – 15h): Minh Đường
– Nhâm Tuất (19h – 21h): Kim Quỹ
– Quý Hợi (21h – 23h): Bảo Quang
– Quý Sửu (1h – 3h): Ngọc Đường
– Bính Thìn (7h – 9h): Tư Mệnh
Giờ cúng rằm tháng chạp tốt nhất trong ngày 15 tháng Chạp
Các khung giờ đẹp để cúng Rằm tháng Chạp trong ngày 15 gồm:
– Nhâm Thân (15h – 17h): Thanh Long
– Quý Dậu (17h – 19h): Minh Đường
– Giáp Tý (23h – 1h): Kim Quỹ
– Ất Sửu (1h – 3h): Bảo Quang
– Đinh Mão (5h – 7h): Ngọc Đường
– Canh Ngọ (11h – 13h): Tư Mệnh
Lưu ý: Không nên thực hiện lễ cúng quá khuya mà nên cúng Rằm vào ban ngày hoặc tầm chiều tối, tốt nhất là làm trước khi trời tối.
4. Ai là người thực hiện lễ cúng Rằm tháng Chạp?
Người làm lễ cúng rằm tháng Chạp thường là người lớn tuổi nhất trong nhà hoặc là trưởng nam, trưởng nữ, người có uy tín trong gia đình. Trước khi làm lễ, phải tắm gội sạch sẽ, đầu tóc quần áo gọn gàng, thể hiện sự trang nghiêm, trịnh trọng với nghi lễ cúng.
5. Cúng Rằm Tháng Chạp Cần Chuẩn Bị Những Đồ Lễ Gì?
Tùy thuộc vào tập tục của mỗi địa phương, mâm cúng rằm tháng Chạp sẽ có những yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, có 2 loại mâm lễ chay và mâm cỗ mặn được chuẩn bị theo từng điều kiện, quan điểm và tín ngưỡng.
Mâm cỗ chay cúng rằm tháng Chạp
Đồ lễ là để dâng lên thần linh và gia tiên nên chỉ cần thành tâm thành ý, thể hiện sự trân trọng của gia chủ là đủ.
– Đơn giản nhất là cúng lễ chay bao gồm: trầu cau, hoa quả, hoa tươi, hương đèn, nước sạch và nến.
– Các loại hoa quả gia chủ có thể cúng bao gồm: Phật thủ, táo, cam, dưa hấu, chuối,…
– Các loại hoa thường dùng là: hoa cúc, hoa hồng, hoa sen,…
Mâm cỗ mặn cúng rằm tháng Chạp
– Một số gia đình muốn chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Chạp tươm tất hơn thì có thể chuẩn bị thêm lễ mặn như: bánh chưng, thịt gà luộc, xôi, nem rán hoặc giò chả…
– Ở một số vùng miền, mâm cỗ còn có: bát canh măng nấu cùng xương heo, mọc hoặc canh bóng bì.
6. Văn khấn nôm ngày rằm tháng chạp
Dù là cúng ngày rằm tháng chạp hay bất kỳ ngày nào khác thì việc cúng lễ cũng cần thành tâm. Do vậy, gia chủ có thể khấn nôm cũng được. Có thể tham khảo bài khấn sau:
Nam mô A Di Đà Phật!
(đọc 3 lần 3 lạy)
Con kính lạy chín phương trời, con lạy mười phương chư Phật.
Con kính lạy các thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ con là:…
Ở tại:…
Hôm nay nhằm ngày… tháng… năm…, đúng tiết Rằm tháng Chạp.
Tín chủ con thành tâm sắm lễ hương hoa, trà quả, giấy tiền vàng bạc, thắp nén hương thơm, dâng lên trước án
Thành tâm kính mời:
– Các vị Thổ địa, Long mạch tôn thần,
– Các vị thần cai quản trong khu vực này,
– Cùng gia tiên nội ngoại.
Con kính xin các vị giáng lâm, chứng cho lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Độ cho tín chủ chúng con được cả nhà yên vui, công việc thuận lợi, tài lộc tăng tiến.
Cầu xin tâm đạo được sáng suốt, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lạy trước án, xin được các Ngài phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
(đọc 3 lần 3 lạy)
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết