Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về việc mua bán khí đốt bằng đồng rúp đối với các quốc gia “không thân thiện”, có hiệu lực từ ngày 1/4.
Trước đó G7 và EU tuyên bố rằng phương thức như vậy không phù hợp với nhóm. Thế nhưng, lời phản đối không được Moscow chấp thuận. Cơ chế mới hoạt động từ ngày 1/4. Theo lời nguyên thủ nước Nga, Moscow sẽ coi việc từ chối là mặc định đình chỉ hiệu lực của các hợp đồng hiện có.
Sputnik phân tích phương thức hoạt động và những ưu điểm của cơ chế thanh toán mới
Trong quyền tài phán của Nga
Để mua khí đốt của Nga, đối tác khách hàng từ các nước không thân thiện cần mở tài khoản bằng đồng rúp trong các nhà băng của Nga. Tài khoản đó sẽ được dùng để thanh toán cho việc cung ứng khí đốt kể từ ngày 1/4/2022.
“Người mua nước ngoài chuyển tiền vào tài khoản ngoại tệ loại K đặc biệt bằng loại ngoại tệ được quy định trong HĐ cung ứng khí đốt tự nhiên. Trên cơ sở uỷ quyền của người mua nước ngoài, nhà băng được phép sẽ thực hiện thương vụ bán ngoại tệ đó trên Sàn giao dịch Moscow” – sắc lệnh của Tổng thống Putin đề cập rõ.
Như các chuyên gia phân tích giải thích, điều kiện hợp đồng đối với người mua có thay đổi một chút. Thế nhưng, trong cơ chế này có lợi thế then chốt.
Trước đây, các khoản tiền bằng Euro và USD đã được chuyển vào tài khoản của nhà xuất khẩu Nga ở Châu Âu, được cho là khoản thanh toán theo hợp đồng. Tiếp theo, nhà xuất khẩu có thể gửi tiền vào nhà băng trong nước hoặc để nó trong các tài khoản bên ngoài.
Giờ đây hầu hết giao dịch sẽ được thực hiện trên tài khoản của một nhà băng trong nước chứ không phải tổ chức xuất khẩu ở Châu Âu, như vậy giúp xóa bỏ rủi ro bị đóng băng.
Ông Andrey Kochetkov – chuyên gia hàng đầu về phân tích thị trường của Otkritie Investments – giải thích: “Động tác lưu giữ tiền tại một nhà băng nước ngoài sẽ bảo đảm tính thanh khoản của chính nhà băng đó, còn theo cơ chế mới, tính thanh khoản này được chuyển sang quyền tài phán của Nga”.
Ông Pavel Shatov đối tác từ Capital Lab chỉ ra rằng thêm: “Ý tưởng là ở chỗ cung ứng đảm bảo cho việc nhận tiền thanh toán khí đốt từ các đất nước không thân thiện, tức là chuyện về dự trữ doanh thu của cơ sở hạ tầng tài chính trong nước. Điều này cho phép tránh những tình huống không tiên liệu khác nhau, ví dụ như bắt giữ và đóng băng, hoặc các sự cố khác trong hoạt động thanh toán. Bên cạnh đó, cách này cũng bảo đảm chuyển đổi 100% thu nhập ngoại hối sẽ do tập đoàn năng lượng Gazprom thực hiện”.
Đòn bẩy áp lực
Cơ chế này cũng sẽ buộc các quốc gia Châu Âu nhập khẩu euro và USD vào Nga, mà đáng nói là theo tinh thần “tự nguyện”. Số tiền này nhắm tới mục tiêu nghiêm túc và không bị áp dụng phương án trừng phạt từ EU.
Bên cạnh đó, như nhận xét của chuyên gia Nikolai Pereslavsky từ Ban Nghiên cứu Kinh tế và Tài chính thuộc CMS Institute, đây chính là một đòn bẩy áp lực hiệu quả: Trong trường hợp có trừng phạt chống Gazprom hoặc Gazprombank, các tài khoản có thể đơn giản là bị đóng băng và người mua sẽ không có khí đốt.
Chuyên gia Pavel Shatov nói rõ thêm: “Việc thanh toán tiền khí đốt (thực hiện hợp đồng) sẽ được cho là hoàn tất khi số rúp tương ứng chảy vào tài khoản của Gazprom. Hầu hết hoạt động chuyển đổi là trong nội bộ Gazprombank và không liên quan gì đến khách mua nước ngoài”. Như vậy sẽ giảm rủi ro không thanh toán và những trường hợp bất khả kháng khác.
Hỗ trợ đồng rúp
Trong bối cảnh đó, đồng rúp đã tăng giá ngày thứ 9, trong tháng 3, đồng USD và Euro đã giảm hơn 12% – lần lượt bằng 83,2 rúp và 92,5 rúp. Thủ tục thanh toán mới về cơ bản là bắt buộc bán lại 100% tiền mua bằng ngoại tệ. Hiển nhiên như vậy sẽ giúp đỡ đồng rúp, tăng khối lượng giao dịch trên thị trường tài chính và giúp Sở giao dịch Moscow.
Thế nhưng, cũng không nên mong đợi sự củng cố hơn nữa của đồng tiền nước Nga, theo các chuyên gia.
“Tiềm năng không lớn vì bây giờ các nhà xuất khẩu đã bán 80% thu nhập ngoại hối, trong đó bao gồm Gazprom. Nhưng nếu hầu hết các khoản thanh toán cho nguyên liệu thô được chuyển đổi thành rúp, như vậy sẽ mang lại hiệu quả tốt” – chuyên gia Shatov từ Capital Lab lưu ý.
Ở đây điểm chính yếu là địa chính trị, thời hiệu áp lực trừng phạt. Theo đánh giá của ông Nikolai Pereslavsky từ CMS Institute, nếu cuộc xung đột ở Ukraina bắt đầu giảm nhiệt leo thang, USD và Euro sẽ dễ dàng trở lại mức giá trị trước đại dịch trong khoảng lần lượt là 65 rúp và 75 rúp. Nhưng để được như vậy đòi hỏi dỡ bỏ các phương án trừng phạt, viễn cảnh mà hiện chưa thể dự đoán gì.
Còn với khách hàng mua khí đốt thì lựa chọn rất dễ dàng: Hoặc mua khí đốt theo cơ chế do Nga kiến nghị, hoặc từ chối, trông cậy vào nguồn cung từ các nước khác. Thế nhưng, nếu theo phương án thứ hai thì không thể đạt cùng khối lượng: Trên thế giới hiện tại không đâu có năng lực sản xuất phụ. 40% nhiên liệu mà EU nhập khẩu là từ Nga, mỗi tháng với số tiền khoảng 10 tỉ USD.
Lifehub tổng hợp