Năm 2010, tức là sau gần nửa thế kỷ nhà văn Nguyễn Thành Long sáng tác Lặng lẽ Sa Pa (1970), thị trấn trong sương vẫn chưa thôi lặng lẽ. Ông Phạm Cao Vỹ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Sa Pa hồi tưởng, khi đó, dù thị trấn đã có khách sạn, homestay, nhà hàng… nhưng lượng du khách vẫn chưa tới 500.000 lượt /năm – con số quá khiêm tốn với tiềm năng của Sa Pa.
Khai phá tiềm năng du lịch tại Sa Pa
Với mong muốn huy động các nguồn lực để phát triển tỉnh nhà, lãnh đạo tỉnh Lào Cai khi ấy đã trân trọng mời các doanh nghiệp lớn, trong đó có tập đoàn Sun Group về đầu tư tại Sa Pa. Tháng 2/2016, sau 7 tháng khảo sát và 800 ngày thi công, công trình cáp treo Fansipan do Sun Group đầu tư xây dựng đã chính thức khánh thành. Đến cuối năm 2016, du lịch Sa Pa lần đầu tiên cán mốc 1,2 triệu lượt khách. Giai đoạn 2016-2019, lượng khách tới tỉnh Lào Cai tăng 144%. Cuối năm 2019, doanh thu từ du lịch của tỉnh là 19.200 tỷ đồng, gấp 4 lần so với năm 2016. Du lịch Sa Pa tựa như được đánh thức sau một giấc ngủ dài.
Tuyến cáp cũng được ví với một “kỳ tích trí tuệ Việt Nam”, bởi độ khó trong thi công, khi hàng chục ngàn tấn đá nguyên khối và vật liệu xây dựng, hàng ngàn mét khối gỗ được chuyển lên đỉnh núi cao nhất Đông Dương chỉ bằng sức người và sau đó là bằng hệ thống cáp treo công vụ thô sơ, trong những điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt ở độ cao từ 2.000 – 3.000m. Các chuyên gia của Doppelmayr Garaventa cũng phải thừa nhận cáp treo Fansipan là công trình khó nhất mà họ từng tham gia.
Theo ông Vương Trinh Quốc, Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa, sự hình thành của tuyến cáp treo Fansipan nói riêng và tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng của Sun Group nói chung đã đóng góp lớn cho du lịch Sa Pa: “Từ sau năm 2016, du lịch Sa Pa tăng trưởng bình quân 20-30% mỗi năm. Cứ 10 người, khoảng 7 người đi cáp treo Fansipan”, ông Quốc nói.
Bà Trần Thị Thanh, trưởng bộ phận kinh doanh Sa Pa Green, một doanh nghiệp địa phương cũng nhận định, cao tốc Nội Bài – Lào Cai cùng tuyến cáp treo đi vào vận hành có thể coi là một bước đột phá của ngành du lịch Sa Pa. “Khu du lịch cùng cáp treo đã tạo tiếng vang lớn khi liên tục ghi danh vào các giải thưởng, kỷ lục thế giới, thu hút du khách và mang đến nguồn lợi trực tiếp cho các doanh nghiệp tại địa phương như Sa Pa Green chúng tôi. Năm 2008, chúng tôi chỉ có 20 phòng homestay và một phòng massage, đến nay đã mở động 60 phòng nghỉ, 40 phòng massage, một nhà hàng công suất 200 khách” – bà Thanh chia sẻ.
Tạo cơ hội việc làm cho hàng ngàn người dân bản địa
Theo ông Vương Trinh Quốc, Chủ tịch UBND thị trấn Sa Pa, sự ra đời và phát triển của các công ty dịch vụ du lịch như Sun World Fansipan Legend không chỉ tạo việc làm trực tiếp, mà còn góp phần phát triển mạnh các dịch vụ phụ trợ như vận chuyển, hàng hóa, lưu trú và vành đai thực phẩm vùng nông thôn. Đặc biệt, lực lượng lao động được đào tạo chuyên nghiệp, làm việc trong môi trường cao cấp đã góp phần nâng cao trình độ, nhận thức của chính người dân tham gia hoạt động du lịch, qua đó góp phần tích cực việc thay đổi bộ mặt của ngành du lịch địa phương.
Phát triển văn hóa du lịch bền vững
Ở độ cao 2.900m trên đường lên đỉnh Fansipan, trong mây trắng ngợp ngời, giữa trùng điệp núi non, một tiếng khèn vang lên réo rắt, kéo theo âm điệu dồn dập của trống Dao, của đàn môi, của tre, nứa… Du khách lập tức bị cuốn vào màn nhảy sạp sôi động, những vũ điệu độc đáo của show nghệ thuật mang tên “Vũ điệu trên mây”.
Ra mắt lần đầu năm 2019 tại Sun World Fansipan Legend, “Vũ điệu trên mây” do đạo diễn Phạm Hoàng Nam dàn dựng đã được đón nhận nồng nhiệt. Sức hút của show diễn không chỉ nằm ở sự đầu tư công phu và bài bản từ âm nhạc, vũ đạo đến dàn dựng, trang phục… mà cả ở sự kỳ công, tỉ mỉ của ekip trong việc khai thác những chất liệu văn hoá Tây Bắc độc đáo.
“Vũ điệu trên mây” không chỉ mang lại cho Sa Pa kỷ lục “Show diễn nghệ thuật thể hiện đặc trưng văn hóa Tây Bắc độc đáo nhất Việt Nam”, mà Sun World Fansipan Legend cũng được xướng tên trong giải thưởng du lịch uy tín bậc nhất của thế giới World Travel Awards với giải “Điểm du lịch văn hoá hàng đầu thế giới”. Sự kỳ công và thành công của show diễn cũng là một minh chứng sống động cho thấy tâm huyết và triết lý làm du lịch của Sun Group: phát triển du lịch bền vững dựa trên những giá trị cốt lõi và tinh hoa của văn hóa truyền thống sẽ giúp nâng tầm và thăng hạng du lịch cho những vùng đất giàu tiềm năng.
Không chỉ vươn lên trở thành điếm đến hàng đầu Việt Nam, những năm vừa qua các sản phẩm du lịch mới cũng đã ghi danh Sa Pa tại các “đấu trường” du lịch quốc tế với những giải thưởng danh giá như: Top 10 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới 2019 do Tạp chí Rough Guide của Anh và Tạp chí National Geographic của Mỹ xếp hạng; “Điểm du lịch văn hoá hàng đầu thế giới 2019, 2020”, “Điểm du lịch có thắng cảnh thiên nhiên hấp dẫn hàng đầu thế giới 2020” dành cho Sun World Fansipan Legend do World Travel Awards (WTA) trao tặng. Khách sạn Hotel De La Couple – Mgallery cũng được WTA gọi tên “Khách sạn có thiết kế hàng đầu thế giới” và “Khách sạn biểu tượng của thế giới” hai năm liên tiếp.
Xây dựng đi đôi với bảo tồn, không ngừng phát triển nhưng cũng vẫn luôn luôn tìm về nguồn cội, những định hướng đúng đắn của chính quyền cùng sự chung tay vào cuộc của những doanh nghiệp làm du lịch như Sun Group sẽ góp phần định hình lại du lịch Sa Pa, để rồi từ đó đưa vùng đất này ngày càng khởi sắc một ngày không xa.
LifeHub