Thụy Điển có một cụm từ gọi là Dagen H (ngày H). H là viết tắt của Högertrafikomläggningen, có nghĩa “chuyển hướng giao thông sang bên phải”.
Chủ nhật, ngày 3 tháng 9 năm 1967, Thụy Điển thay đổi từ lái xe bên trái sang lái xe bên phải. Việc chuyển đổi này không hề dễ dàng bởi trước đó vào năm 1955, 83% dân số Thụy Điển phản đối sự thay đổi này.
Tuy nhiên, vì tất cả các quốc gia láng giềng đều lái xe bên phải nên cuối cùng Quốc hội Thụy Điển cũng đã bỏ phiếu ủng hộ để thực hiện cuộc thay đổi này.
Để chuẩn bị đất nước cho sự thay đổi này là một nỗ lực cực kỳ tốn kém và phức tạp. Đèn giao thông bị đảo lại, biển báo bị thay đổi, các vạch kẻ trên đường cũng được sơn lại. Vị trí của các trạm dừng xe buýt bị thay đổi tương tự.
Thụy Điển thậm chí còn thực hiện một chiến dịch PR lớn làm dịu lòng người dân đồng thời thay đổi và giáo dục họ về cách mà điều luật này được thi hành.
Thậm chí Dagen H còn có logo riêng mình và xuất hiện trên mọi thứ: từ hộp sữa đến đồ lót. Có cả một cuộc thi hát với chủ đề về Dagen H.
Vào lúc 4 giờ 50 phút sáng ngày 3 tháng 9 năm 1967, rất đông người dân tụ tập để xem, tất cả các phương tiện lưu thông trên đường được yêu cầu dừng lại. Sau đó, họ được hướng dẫn di chuyển cẩn thận từ bên trái con đường sang bên phải và chờ đợi.
Vào lúc 5 giờ 00 phút, một thông báo đã được đưa ra: “Thụy Điển hiện đã cho phép lái xe bên tay phải”. Sau đó, việc lưu thông tiếp tục diễn ra. Tạp chí Time gọi sự kiện này là “một vụ tắc đường ngắn ngủi nhưng hoành tráng.”
Bộ trưởng Bộ Truyền thông Thụy Điển Olof Palme phát biểu: “Đây là một sự thay đổi rất lớn trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tôi dám khẳng định rằng chưa có một quốc gia nào lại đầu tư nhiều nhân lực và tiền bạc như vậy để đạt được sự thống nhất trong quy tắc giao thông quốc tế”.
Sau 2 năm thực hiện, số vụ tai nạn giao thông đã giảm xuống. Có lẽ một phần là do sự thận trọng của một bộ phận người lái xe vẫn quen với các quy tắc mới.
LifeHub