Ông James Stavridis tin rằng “phương Tây sẽ cố gắng kiềm chế Ukraine tiến hành các cuộc tấn công quy mô lớn hơn, với hy vọng giảm nguy cơ xung đột leo thang hơn nữa và kéo theo sự tham gia trực tiếp của NATO.
Việc Ukraine cố gắng tấn công các sân bay của Nga cho thấy một bước ngoặt mới và nguy hiểm trong cuộc xung đột và trong tương lai Ukraine sẽ thực hiện một nỗ lực khác, chỉ nhắm vào các cơ sở quân sự, ông James Stavridis, cựu Tổng tư lệnh các lực lượng NATO ở châu Âu, Đô đốc Hải quân Mỹ đã nghỉ hưu, nhận định.
“Các cuộc tấn công nhằm vào 2 căn cứ không quân của Nga là một bước ngoặt mới và nguy hiểm trong cuộc xung đột hiện nay. Một vụ nổ xảy ra tại căn cứ không quân Engels-1 ở vùng Saratov, vụ còn lại ở Dyagilevo ở khu vực Ryazan – cả 2 đều cách xa biên giới Nga-Ukraine hàng trăm km”, ông Stavridis phát biểu với Bloomberg.
Cựu Tư lệnh NATO nhấn mạnh rằng, Ukraine không công khai nhận trách nhiệm về vụ tấn công, nhưng cũng “không phủ nhận”.
“Trong tương lai, Kiev có thể thực hiện các cuộc tấn công lớn hơn, nhưng sẽ chỉ tấn công các mục tiêu quân sự thuần túy”, ông Stavridis nhận định.
Ông tin rằng phương Tây sẽ cố gắng kiềm chế Ukraine tiến hành các cuộc tấn công quy mô lớn hơn, với hy vọng giảm nguy cơ xung đột leo thang hơn nữa và kéo theo sự tham gia trực tiếp NATO.
“NATO sẽ cố gắng xoa dịu Ukraine bằng cách cung cấp nhiều tên lửa đất đối không tốt hơn để Kiev bảo vệ các thành phố của họ, thậm chí có thể nghiêm túc xem xét việc cung cấp máy bay chiến đấu”, ông Stavridis dự đoán.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết sáng thứ 5/12, Ukraine đã cố gắng tấn công bằng UAV do Liên Xô sản xuất nhằm vào các sân bay quân sự Dyagilevo ở Vùng Ryazan và Engels ở Vùng Saratov với mục đích vô hiệu hóa máy bay tầm xa của Nga. Các hệ thống phòng không của Lực lượng Hàng không vũ trụ đã chặn các máy bay không người lái Ukraine bay ở độ cao thấp.
Theo RIA Novosti, vệ tinh của Maxar – một công ty tư nhân có trụ sở tại Mỹ đã chụp ảnh cả 2 hai sân bay của Nga vào cuối tuần qua.
Phóng viên quân sự Aleksandr Kots cho hay, cuộc tấn công được thực hiện bằng UAV Tu-141, ban đầu được phát triển ở Liên Xô vào những năm 1970. Đây cũng là loại máy bay không người lái của Ukraine liên quan vào sự cố hồi tháng 3, khi nó bay qua Romania và Hungary mà không bị phát hiện và bị rơi ở thủ đô Zagreb của Croatia.
Cả Mỹ và Ukraine đều chưa bình luận về thông tin trên.
Trong khi đó, ngày 6/12, thêm một sân bay của Nga bị tấn công bằng UAV. Vụ tân công xảy ra ở thành phố Kursk. Hậu quả của cuộc tấn công là một bồn chứa dầu trong khu vực sân bay đã bốc chay, tuy nhiên đám cháy không lan rộng. Theo thông tin ban đầu, không có thương vong nào do vụ tấn công gây ra./.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết