Ở mỗi giai đoạn, trẻ lại có những nhu cầu tâm sinh lý khác nhau. Nếu cha mẹ có thể nắm rõ thì sẽ đồng hành cùng trẻ tốt hơn.
Hành vi, tâm lý của con người khi trưởng thành là biểu hiện và phản ánh những kinh nghiệm trong quá khứ, đồng thời có quan hệ mật thiết với phong cách nuôi dạy của gia đình.
Các bậc cha mẹ không khỏi lo lắng, làm thế nào để nuôi dạy một đứa trẻ vui vẻ, hạnh phúc? Đây là 3 giai đoạn mà phụ huynh nên lưu tâm nhiều hơn.
01. Trẻ từ 0-3 tuổi: Cần hỗ trợ tinh thần
0-3 tuổi là giai đoạn trẻ có mối quan hệ gắn bó 1-1 với gia đình và sự gắn bó này tiếp tục tích lũy cho đến năm 12 tuổi.
Sự gắn bó là nguồn gốc của cảm xúc. Khi hình thành mối quan hệ gắn bó với ai đó, trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc khi ở bên đối tượng gắn bó, khi buồn chỉ cần sự xuất hiện của đối tượng gắn bó cũng khiến trẻ cảm thấy được an ủi. Khi các nhân tố này được thỏa mãn, trẻ rất hạnh phúc và thư thái.
“Phương pháp để mặc trẻ khóc” có nguồn gốc từ Mỹ từng được ưa chuộng trên toàn thế giới, nhiều bậc cha mẹ trẻ cũng áp dụng, tuy nhiên lại gây ra nhiều tranh cãi.
Nhiều người cho rằng, trong giai đoạn bất lực không tự chăm sóc bản thân, trẻ chỉ biết biểu hiện đau đớn hoặc khó chịu bằng tiếng khóc, lúc này cha mẹ nên quan tâm đến trẻ.
Trẻ khóc lâu không được dỗ dành sẽ hình thành trí nhớ căng thẳng quá mức trong hệ thần kinh, từ đó ảnh hưởng đến tính khí về sau.
Việc được đặt trong vòng tay, mùi của người chăm sóc sẽ khiến trẻ cảm thấy ấm áp, thoải mái và vui vẻ. Điều này có lợi cho việc thiết lập mối quan hệ gắn bó.
02. Từ 3-12 tuổi: Nuôi dưỡng tính cách
Tình yêu thương là một loại dinh dưỡng nhưng không phải là tất cả. Từ 3 tuổi, trẻ dần có khả năng hiểu và diễn đạt, là giai đoạn quan trọng để trẻ “thiết lập quy tắc”.
Ở tuổi lên ba, cha mẹ nên học cách nói “không” với con;
Ở tuổi lên bốn, cha mẹ nên dạy con biết chờ đợi và tự giác;
Ở tuổi lên năm, cha mẹ nên dạy con học cách tự quản lý và chia sẻ với người khác;
Ở tuổi lên sáu, trẻ em nên học cách đổ mồ hôi trong các môn thể thao.
Trong giai đoạn này, tiếng khóc của trẻ không phải là nhu cầu thể xác mà là nhu cầu tâm lý. Cha mẹ nên giúp trẻ hiểu rằng, nếu có vấn đề thì nên nói ra và tìm cách giải quyết, khóc lóc là vô ích.
Ví dụ, khi không được xem phim hoạt hình hoặc chơi điện thoại di động, trẻ có thể la khóc. Lúc này, cách làm của cha mẹ là nên bế trẻ vào phòng riêng, im lặng nhìn trẻ khóc.
Đến khi trẻ mệt vì quấy, cha mẹ có thể lấy khăn nóng lau mặt cho trẻ, để trẻ cảm nhận được tình yêu thương dành cho mình.
Sau khi tâm trạng của trẻ đã ổn định, cha mẹ hãy bình tĩnh lý luận với trẻ: “Nếu mẹ muốn dùng điện thoại mà con không đưa cho mẹ, thì mẹ có khóc như vậy không? Con đã lớn và có thể nói những điều mình cần. Khóc không thể giải quyết được vấn đề.”
Đối với một đứa trẻ đang quấy khóc, nên nhớ 4 điều: Không la mắng, không đánh đòn, không lý do, không bỏ mặc. Thay vào đó, có thể khuyến khích trẻ em học cách bày tỏ ý kiến của mình, lắng nghe cha mẹ và thiết lập những cuộc trò chuyện ngang bằng với trẻ.
03. Từ 12 – 18 tuổi: Hỗ trợ nhân cách
Từ 12 tuổi đối với nữ và 14 tuổi đối với nam, trẻ bước vào tuổi dậy thì. Ở giai đoạn nhạy cảm này, cha mẹ phải thay đổi quan niệm giáo dục, giúp con trưởng thành, tôn trọng quyền lựa chọn của con mình.
Ví dụ, cha mẹ có thể thảo luận về định hướng nghề nghiệp tương lai với con, và đưa ra một vài gợi ý nghề nghiệp tương lai nhưng quan trọng là lắng nghe sở thích của con.
Đây cũng là thời điểm mà thiên phú của trẻ bắt đầu được bộc lộ nhiều hơn. Có trẻ giỏi các môn tự nhiên, có trẻ lại thiên hướng nghệ thuật tự do. Rất khó để có thể bắt mọi đứa trẻ học giỏi đều các môn.
Trẻ là người có nhận thức rõ ràng nhất về bản thân. Do đó, hãy cho con mình cơ hội thể hiện những gì mình mong muốn và tôn trọng điều đó nếu phù hợp.
Sự thay đổi này cũng đồng nghĩa với việc cha mẹ phải giảm thiểu sự can thiệp vào cuộc sống của con. Do đó, không khó để hiểu sự căng thẳng và lo lắng của cha mẹ có con ở tuổi vị thành niên về các vấn đề trong mối quan hệ.
Các vị phụ huynh nên đồng hành, lắng nghe và chia sẻ với con ở cương vị như những người bạn.
Một người mẹ đã chia sẻ bí quyết của mình: Sử dụng tình huống đi shopping để dạy con gái mình cách thiết lập quan điểm đúng đắn về tình yêu.
Trong quá trình liên tục ghé thăm các cửa hàng sau đó, cô con gái quả thật đã tìm thấy những lựa chọn yêu thích hơn.
Nhân lúc đó, bà mẹ đã nói: “Tìm bạn đời cũng giống như chọn quần áo vậy. Giai đoạn cấp 2 mới chỉ là cửa hàng đầu tiên. Nếu yêu sớm từ bây giờ, rất có thể con sẽ bỏ lỡ những người con trai tốt hơn.”
Cô con gái từ đó đã nảy sinh một cái nhìn đúng đắn về tình yêu.
Trong tương lai, cha mẹ cũng cần giúp trẻ hiểu rằng: Ngoài công việc, cuộc sống của con người cần có một cơ thể khỏe mạnh, một gia đình ấm êm, các mối quan hệ hài hòa. Đừng ép trẻ chỉ đơn giản là phải thành công.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết