Hổ răng kiếm là một trong những loài động vật thuộc Kỷ băng hà được nhiều người biết tới nhất, tuy nhiên khoa hoc hiện đại vẫn chưa thực sự hiểu rõ về loài động vật săn mồi to lớn này.
Các loài động vật khổng lồ sống trong Kỷ băng hà luôn thu hút được sự chú ý của rất nhiều người. Trong số các loài động vật lớn nổi tiếng nhất của khoảng thời gian này, Smilodon còn được gọi là hổ răng kiếm hoặc mèo răng kiếm, là loài động vật được mọi người chú ý nhiều nhất.
Khoảng 12.000 năm trước, hổ răng kiếm đã tuyệt chủng và mặc dù nguyên nhân chính xác dẫn đến sự kiện này vẫn chưa được biết rõ. Những loài hổ răng kiếm đó có khả năng đã tuyệt chủng do sự thay đổi của biến đổi khí hậu, tuy nhiên những bí ẩn xoay quanh loài vật này vẫn còn rất nhiều, theo Live Science.
Với chiều dài hơn 2 mét và cao hơn 1 mét, một số phân loài hổ răng kiếm có thể nặng tới 250 kg. Từ những nghiên cứu của các nhà khoa học, chúng ta biết được rằng tất cả các loài Smilodon đều khác biệt so với những loài động vật thuộc họ mèo hiện đại.
Ngày nay, hóa thạch của hổ răng kiếm thường được tìm thấy ở Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Nam Mỹ. Đồng thời, môi trường sống của các loài mèo lớn còn tồn tại ngày nay trên lục địa Bắc Mỹ đều bị đẩy vào các khu đô thị như Los Angeles. Do đó, chúng ta không thể biết chắc điều cụ thể gì có thể xảy ra nếu như loài hổ răng kiếm còn sống cho tới hiện tại. Nhưng dựa trên những gì chúng ta biết, đây sẽ là những gì con người có thể phải đối mặt.
Smilodon là một chi của phân họ Machairodont đã tuyệt chủng thuộc Họ Mèo. Chúng là một trong những động vật có vú thời tiền sử nổi tiếng nhất và loài mèo răng kiếm được biết đến rộng rãi nhất. Mặc dù thường được gọi là hổ răng kiếm, chi này không liên quan chặt chẽ đến các loài hổ hay mèo hiện đại.
Đặc điểm nổi bật, dễ nhận thấy nhất của hổ răng kiếm là hai chiếc răng nanh có răng cưa dài tới 15 cm. Trong khi đó răng nanh của những loài mèo lớn hiện đại chỉ dài khoảng 5 đến 7 cm.
Từ đó có thể thấy rằng hổ răng kiếm là một loài động vật săn mồi đáng gớm. Theo dữ liệu hóa thạch, có thể chúng sẽ là những kẻ săn mồi phục kích tương tự như hổ hiện đại, nhưng chúng cũng sở hữu tốc độ đủ nhanh và mạnh để có thể tấn công những loài động vật săn mồi khác như sói xám Bắc Mỹ.
Có kích thước tương tự như sư tử châu Phi hiện đại, hổ răng kiếm cũng có thể đã ăn thịt bò rừng, lười đất khổng lồ, voi ma mút non, ngựa và lạc đà trong thời đại của mình, theo Thư viện Liên minh Động vật Hoang dã Vườn thú San Diego.
Người ta không biết chắc hổ răng kiếm có tập tính xã hội như thế nào – chúng là loài sống đơn độc như hổ hiện đại hay sinh sống theo bầy đàn giống như sư tử – nhưng có một điều chắc chắn là những sinh vật này là những kẻ săn mồi phục kích và ít phải đối mặt với sự cạnh tranh về lãnh thổ. Do đó chúng đã thích nghi với nhiều loại môi trường sống khác nhau – hơn một nghìn hóa thạch hổ răng kiếm đã được tìm thấy ở La Brea Tar Pits ở Los Angeles.
Smilodon có cơ thể mạnh mẽ hơn bất kỳ loài săn mồi họ mèo nào khác, với các chân trước đặc biệt phát triển tốt và răng nanh trên dài đặc biệt. Hàm của chúng có một góc há mồm lớn hơn so với mèo hiện đại, và răng nanh trên của chúng khá mảnh mai, được thích nghi để tạo ra đòn cắn chính xác.
Theo The Guardian đưa tin, loài mèo lớn được tìm thấy ở Los Angeles ngày nay là sư tử núi. Mặc dù sở hữu thân hình to lớn, nhưng sư tử núi hiện đại vẫn nhỏ hơn nhiều so với hổ răng kiếm.
Sử tử núi cũng được biết đến là một loài săn mồi phục kích, chúng thường giết hươu cũng như các loại con mồi có kích thước nhỏ hơn, theo Liên đoàn Động vật hoang dã Quốc gia Hoa Kỳ.
Tuy nhiên với tốc độ đô thị hóa và sự phát triển của con người, ranh giới lãnh thổ của sư tử núi và con người cũng theo đó mà dần trở nên mờ nhạt. Nhiều cá thể sư tử núi buộc phải sống trong các khu bảo tồn động vật hoang dã và công viên quốc gia liền kề với khu đô thị của con người.
Để giữ an toàn cho động vật và con người, các thành phố như Los Angeles (Mỹ) và Mumbai (Ấn Độ) đã thực hiện các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc sinh sống của chúng. Tuy nhiên, bản thân môi trường đô thị đã gây ra mối nguy hiểm, như cái chết gần đây của con sư tử núi P-22 – chết sau khi bị một chiếc xe đâm.
Tuy nhiên, nếu hổ răng kiếm vẫn sống thì sao? Hầu hết các con mồi lớn của hổ răng kiếm, ví dụ như loài lười đất khổng lồ đã tuyệt chủng. Do đó, chúng ta cũng không chắc rằng loài động vật này có thể sống sót nhờ vào những con mồi có kích thước tương tự như con mồi của sư tử núi.
Tuy nhiên có một giả thuyết có thể xảy ra: Các quần thể nhỏ của loài này có thể phát triển thịnh vượng ở những nơi như Công viên Quốc gia Yellowstone ở Wyoming, nơi số lượng những đàn bò rừng đã phục hồi. Vì những lý do này, nếu hổ răng kiếm còn sống sót, rất có thể số lượng của chúng cũng không nhiều, môi trường sống cũng chỉ thu hẹp ở một số khu vực nhất định, rất có thể chúng cũng sẽ tránh xa khu vực sinh sống của loài người.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết