Phải trở nên hoàn hảo thì mới đáng được yêu, thực tế không phải như vậy.
Mọi người đều xứng đáng được yêu thương, bất kể họ mang dáng hình như thế nào, con người thật của họ mới là hoàn hảo nhất. Nếu muốn có được điều đó, bạn có thể làm như này này:
1. Dùng chính con người thật của mình để yêu
Giả sử như lúc tiếp xúc với người mà bạn thích, bạn trở nên lo lắng, sợ hãi, khó thở… Cứ chấp nhận thôi, trạng thái này chính là con người thật của bạn mà, không cần phải che đậy làm gì hết. Người thực sự quan tâm đến bạn sẽ không vì những điều trên mà ghét bỏ bạn. Nếu người đó ghét bỏ, tránh xa bạn thì tức là người đó không thấu hiểu bạn, người đó sẽ không yêu con người thật của bạn đâu.
Thực tế thì chẳng có ai lại đi ghét một người hay lo lắng và sợ hãi cả. Ngược lại, bạn lúng túng như vậy sẽ rất dễ được người ta quý và cảm thấy đáng yêu. Vì người ta sẽ cảm thấy là bạn thích người ta rất nhiều, người ta mừng còn không kịp nữa đó.
Ngoài ra, bạn phải vượt qua sự sợ hãi này thì mới vượt qua được bóng ma tâm lý của chính mình.
2. Đừng xây dựng cho mình một hình tượng hoàn hảo chỉ để chứng minh rằng mình xứng đáng được yêu thương
Lúc bạn còn nhỏ chưa hiểu chuyện gì, bạn cho rằng bố mẹ mình chính là hiện thân của chân lí, họ nói cái gì thì bạn nghe cái đó. Họ nói họ không yêu bạn, bạn liền tin rằng bản thân không đáng được yêu thương. Nhưng bây giờ bạn đã lớn rồi, mối quan hệ của bạn với bất kỳ ai đều là mối quan hệ bình đẳng.
Và một mối quan hệ bình đẳng tức là bạn không cần phải chứng minh rằng mình xứng đáng được yêu, và đối phương cũng không có quyền quyết định rằng bạn có đáng được yêu hay không. Tình yêu thì làm gì phải chứng mình. Đã gần gũi với nhau rồi thì hai người phải hiểu nhau và quyết định xem có phù hợp để cùng nhau bước tiếp hay không.
3. Tự yêu lấy bản thân, đề cao con người thật của mình thay vì che giấu đi nó
Cốt lõi của vấn đề nằm ở đây nè. Lý do tại sao chúng ta lại sợ tiếp xúc với người mà chúng ta thích, vì chúng ta không thật sự thích con người thật của mình. Chúng ta thường cho rằng, mọi người sẽ thích những người mang đặc điểm của “con nhà người ta”.
Ví dụ như duyên dáng, đĩnh đạc, điềm nhiên, bình tĩnh, ưu tú và xinh đẹp. Một số người mẹ thường không thấy được mặt đáng yêu của con cái và cũng không hay khen ngợi con, nên chúng tự cho rằng bản thân chúng xấu xí, không xứng đáng được yêu nên phải đem con người thật đi giấu kín.
Mỗi con người chúng ta đều là kiệt tác do Thượng Đế tạo ra, chúng đầy tự nhiên và linh động. Vậy mà chúng ta lại bị những tổn thương trước đây tác động, “đóng vai” làm người khác để rồi thu hẹp lại con người thật của mình. Khi bạn “đóng vai” làm người khác để qua lại với một người, thật khó để có thể kết luận mối quan hệ đó là gì, nó giống như là đối phó hơn. Rồi kể cả khi người ta có thích bạn đi chăng nữa, thì trong lòng bạn cũng nặng trĩu. Nếu như mình dám show con người thật của mình ra biết đâu mình cũng nhận lại một chút gì đó thật lòng.
Rối loạn nhân cách tránh né và sợ hãi giao tiếp xã hội về cơ bản là giống nhau, đều là vì bạn cho rằng mình không đủ tốt. Bạn không cần phải hoàn hảo để làm gì cả, đừng vì không thể trở nên hoàn hảo mà chán ghét, lãng tránh con người thật của mình.
Động lực lớn nhất trong cuộc sống là được làm chính mình, ngoài ra thì sống hết mình và yêu hết mình cũng rất quan trọng đấy!
LifeHub