Chán ăn hậu Covid-19 không chỉ gặp ở trẻ em mà bao gồm cả người lớn, nhiều người có cảm giác ăn như nhai rơm khi đã âm tính nhiều ngày.
Chị Nguyễn Thị Phương – 45 tuổi, Hà Nội nói rằng chị mắc Covid-19 ngày 28/2 đến 8/3 chị Phương âm tính. Thế nhưng, đã gần 1 tháng khỏi bệnh nhưng chị Phương không muốn ăn gì. Chị rơi vào tình trạng chán ăn, nhai thức ăn như nhai rơm.
Thậm chí, chỉ cần nhai kỹ một chút chị cũng có cảm giác cơ hàm mỏi nhừ nên càng chán ăn hơn. Chị Phương phải mua bột ngũ cốc về uống để tăng thêm dinh dưỡng vì ngại nhai nuốt.
Cả gia đình chị cũng đều gặp hiện tượng chán ăn. Con trai chị 13 tuổi, sau khi khỏi Covid-19 vừa chán ăn thi thoảng vẫn tiêu chảy, đau bụng.
ThS BS. Nguyễn Văn Đàn – Phó trưởng Khoa Y học cổ truyền, ĐH TP.HCM, chỉ ra rằng giai đoạn sau khi khỏi Covid-19 có nhiều biểu hiện khác nhau và cần có thời gian để cơ thể phục hồi. Có khi từ 2 đến 4 tuần cơ thể mới tự phục hồi.
Với những người chán ăn sau Covid-19, thạc sĩ Đàn nhận định người bệnh nên rà soát lại chế độ ví dụ như khi cách ly ở nhà ăn uống thường ngày, ít stress nhưng khi khỏi bệnh họ quay lại làm việc, thời gian nghỉ ngơi ít, áp lực nên thấy người mệt mỏi hơn. Bên cạnh đó, một số người bị virus tác dụng lên hệ tiêu hoá làm bản thân chán ăn.
Theo thạc sĩ Đàn, đông y có thể sử dụng các thực phẩm thực trị, những món ăn đơn giản như hạt sen giúp cải thiện tình trạng chán ăn. Bạn nên nấu cháo hạt sen, cà rốt chung với thịt. Người ăn chay có thể kết hợp các loại nấm. Khi ăn nên ăn thức ăn ấm không nên ăn thức ăn lạnh. Vì khi mắc Covid-19 khỏi xong, cơ thể bạn vẫn bị tác động, khí huyết hư nếu ăn thức ăn ấm nóng giúp ôn dưỡng tì vị.
Bạn có thể ăn các loại thịt gà, chim bồ câu hầm hạt sen, táo đỏ, kỷ tử. Người lớn có thể ăn cháo trai bổ khí xương cốt rất tốt, nếu không có trai bạn nên ăn cháo hến.
Với người ăn chay, chế độ dưỡng khí thì sử dụng các thực phẩm nhóm đậu như đậu đỏ, đậu đen. Các loại rau bổ dương khí tốt như trái nhàu cũng rất tốt cho bồi bổ dương khí. Trong các phần trái cây đa phần tính hàn, thạc sĩ Đàn chỉ ra rằng trái nhàu có tính ấm nên dùng rất tốt.
Khi nấu ăn bạn cố gắng gia thêm hạt sen để cải thiện tình trạng chán ăn.
Đông y gọi hạt sen là vị thuốc Liên nhục có vị ngọt, tình bình, Quy vào kinh Tâm, Thận, Tỳ. BS CKI. Lê Thị Thúy Hằng – Đơn vị Điều trị ban ngày – Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM – Cơ sở 3, chỉ ra rằng hạt sen rất giàu dinh dưỡng, thành phần chính là chứa tinh bột, bên cạnh đó còn có Protein 14.8% (gồm các acid amin, threonin 2.42%; methionin 0.82%; leucin 3.23%; isoleucin 1.11%; phenylalanin 12.64%), dầu béo 2.11% gồm các loại acid béo, cùng một số khoáng chất cần thiết như phốt pho, canxi, natri và kali.
Hạt sen có tác dụng ích thận, bổ tỳ, sáp trường, an thần, dưỡng tâm, cố tinh, với có tác dụng bổ khí huyết, thanh tâm, thanh hỏa, hóa ứ, mạnh Tỳ, trừ nhiệt, chỉ khát. Dùng lâu sẽ giúp trị mộng mị, bổ tâm an, cố tinh, dưỡng sinh cơ, ích tỳ sáp trường, ích khí lực, giao tâm thận, cường gân cốt, lợi nhĩ mục, trừ hàn thấp…
Chủ trị: Suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, cơ thể yếu, mất ngủ, ăn kém, di mộng tinh, băng lậu, tâm phiền và chứng ăn uống không tiêu. Bên cạnh đó hạt sen còn được dùng để bồi bổ sức khỏe cho người cao tuổi, phụ nữ sau sinh và người bị bệnh nặng lâu ngày. Dưỡng tỳ, trị biếng ăn, tiêu hóa kém, tiêu chảy mãn tính do tỳ khí suy yếu không chuyển hóa được thấp ở đại trường. Dùng với Nhân sâm, Bạch truật, Hoài sơn.
Với người chán ăn, bạn có thể chia nhỏ các bữa ăn, hầm hạt sen với gà ác, chè hạt sen long nhãn, nha đam… bạn có thể chế biến nhiều món ăn từ hạt sen để bồi bổ cơ thể, khắc phục tình trạng chán ăn hậu Covid-19.
Bên cạnh đó, bạn cần uống đủ nước trong và khi sau khi khỏi Covid-19. Nước giúp loại bỏ các chất độc qua mồ hôi và nước tiểu. Việc lựa chọn nước uống để bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất, chất xơ, các chất chống ôxy hóa, các loại nước được chế biến rất dễ dàng từ rau xanh, hoa quả và rất nhiều các loại khác tùy theo sở thích của mỗi người.
Lifehub tổng hợp