Cả hai mau chóng được đưa đến Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP. Hồ Chí Minh). Sau khi được các bác sĩ đặt nội khí quản, hiện các bệnh nhi đang thở máy.
BSCKII. Vũ Hiệp Phát, Trưởng Khoa Cấp cứu cho biết: Các bệnh nhi đã được truyền thuốc, tiêm kháng sinh để hỗ trợ. Vì bị ngạt lâu, các bệnh nhi đang được thở máy để cung cấp oxy, bảo vệ não và tiếp tục được theo dõi tích cực trong vài ngày tới.
Được biết, cuối tuần qua, các bệnh nhi (sinh năm 2009) có xin phép gia đình đi bơi cùng nhóm bạn tại một địa điểm gần nhà. Tuy nhiên, trong quá trình tham gia bơi lội thì cả hai gặp phải sự cố.
Các bệnh nhi bị chìm dưới nước khoảng 5 phút, trước khi được vớt lên trong tình trạng không đáp ứng được xử trí sơ cấp cứu (ép tim, thổi ngạt). Lúc tỉnh lại, bệnh nhi có la hét nhưng không trả lời, bước đầu ghi nhận bị tổn thương phổi do ngạt nước .
Theo người nhà, các bệnh nhi biết bơi từ cấp 1, nhưng kỹ năng còn hạn chế. Đợt này, gia đình đồng ý để các bệnh nhi đi bơi một mình với các bạn. Nghe kể lại từ hiện trường, hai bệnh nhi gặp nạn trong lúc thi lặn với nhau.
Bà H., một trong hai người mẹ nhắn nhủ, các bậc phụ huynh nên đi cùng trẻ đến điểm bơi để quan sát con em mình. Với nhân viên tại hồ bơi, phải nhắc nhở trẻ lựa chọn hồ có độ sâu thích hợp lứa tuổi và tầm vóc. Thậm chí dùng biện pháp mạnh để kịp thời ngăn cản những hành vi không an toàn.
Bác sĩ Phát khuyến cáo: Bên cạnh việc cho con trẻ học bơi, phụ huynh nên cảnh giác cho trẻ những tình huống nguy hiểm. Bởi khi biết bơi, trẻ dễ chủ quan và thường dẫn đến tai nạn bất ngờ.
Ngạt nước là một trong những tai nạn sinh hoạt thường gặp ở trẻ. Thời gian qua, bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp tai nạn do ngạt nước, hầu hết đều đưa đến muộn. Trong trường hợp ngạt quá 4 phút sẽ tổn thương não, quá 10 phút có thể gây tử vong hoặc may mắn sống sót, có thể để lại di chứng não nặng nề.
Do đó, phụ huynh chỉ nên cho trẻ tham gia các hoạt động dưới nước trong tầm kiểm soát, những người có kinh nghiệm bơi lội, để tránh những tai nạn tương tự xảy ra.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết