Nghiên cứu mới cho biết, khi gió mạnh và mưa xối xả tràn vào bờ biển phía Đông Nam Australia, các đám cháy rừng cường độ cao có thể xuất hiện.
Những thảm hoạ này sẽ mang lại tác động kép, gây thiệt hại nặng nề cho các khu dân cư có nguy cơ thấp trước đây.
Nghiên cứu có sự tham gia của một nhóm các nhà khoa học quốc tế, bao gồm Trường Đại học Nam Úc. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Trends in Plant Science. Đây là nghiên cứu đầu tiên xem xét tới hậu quả xảy ra khi lốc xoáy và hỏa hoạn kết hợp với nhau.
Nghiên cứu cho thấy, khi các sự kiện thời tiết khắc nghiệt xảy ra liên tiếp (phổ biến hơn do biến đổi khí hậu), chúng có thể gây những tác động lớn đến môi trường. Theo nhà nghiên cứu, nhà sinh thái học của Trường Đại học Nam Úc – Phó Giáo sư Gunnar Keppel, hiểu được tác động của những thay đổi thời tiết khắc nghiệt có thể giúp bảo vệ con người khỏi hậu quả nghiêm trọng.
“Lốc xoáy và hỏa hoạn là những sự kiện thời tiết khủng khiếp theo đúng nghĩa của chúng. Tuy nhiên, khi xảy ra liên tiếp, tác động của chúng có thể tăng gấp đôi”, ông Keppel cho biết. Khi một cơn bão nhiệt đới hoặc một cơn bão ập đến, nó sẽ tạo ra một lượng lớn bụi và điều kiện khô, ấm hơn trên mặt đất. Tình trạng khô này làm tăng khả năng, cường độ và diện tích của các đám cháy.
Hơn nữa, với những cơn lốc xoáy dự kiến xảy ra ở vĩ độ thấp hơn, điều đó có nghĩa là các đám cháy có thể xuất hiện ở những khu vực nằm ngoài dự đoán. Theo Phó Giáo sư
Keppel, mọi người cần nhận thức được điều này để có thể giảm rủi ro.
Nghiên cứu chỉ ra kết quả phù hợp với báo cáo Tình trạng Khí hậu năm 2022 của Tổ chức Nghiên cứu khoa học & công nghiệp của khối thịnh vượng chung (CSIRO). Báo cáo dự đoán, tỷ lệ các cơn bão cường độ cao sẽ nhiều hơn, hoả hoạn kéo dài và nguy hiểm hơn.
Theo ông Keppel, thời tiết thay đổi ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của môi trường, từ hệ sinh thái đến khu vực ngoại thành. “Biến đổi khí hậu đang làm thay đổi chế độ lốc xoáy và lửa trên toàn thế giới. Đồng thời, tạo ra cường độ gia tăng của các tương tác giữa lốc xoáy và lửa. Điều đó làm thay đổi quần xã sinh vật và sự phân bố của chúng”, ông Keppel cảnh báo.
Theo nhà nghiên cứu này, một khi môi trường bị hủy hoại, cần có thời gian để tái tạo. Nếu hỏa hoạn hoặc lốc xoáy tiếp tục xảy ra, các tác động tiêu cực sẽ kéo dài hơn. Vì vậy, hiểu được các hậu quả có thể xảy ra của lốc xoáy và hỏa hoạn do biến đổi khí hậu là một bước cần thiết để chống lại sự tàn phá này.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết