Trên thị trường chứng khoán có rất nhiều phương pháp hay phong cách đầu tư khác nhau nhưng chủ yếu xây dựng dựa trên hai công cụ là phân tích cơ bản FA (Fundamental analysis) hay phân tích kỹ thuật TA (Technical analysis).
Nếu phân tích cơ bản dựa vào nền kinh tế vĩ mô, phân ngành rồi mới đến doanh nghiệp cụ thể, dựa trên báo cáo tài chính, đánh giá tài sản, ban lãnh đạo hay là tình hình kinh doanh và triển vọng doanh nghiệp. Để từ đó đánh giá giá trị doanh nghiệp so với thị giá trên sàn, và quyết định mua vào khi định giá doanh nghiệp còn undervalued và bán ra khi thị trường đánh giá đúng giá trị doanh nghiệp
Thì phân tích kỹ thuật lại dựa vào việc phân tích biểu đồ, một bức tranh bằng vạn lời nói, hành động giá hay là các mô hình để phân tích dự báo dựa trên những gì đã xảy ra trong lịch sử. Mọi thứ trên TA đều được xây dựng trên giá và khối lượng, hay ngắn hạn gọi là nguyên lý cung cầu bất biến.
Mỗi công cụ phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật tồn tại song song chính vì lý do đó nên bao lâu nay ở thị trường VN-index chúng ta đã có không ít cuộc tranh luận dẫn đến cãi vã về việc công cụ phương pháp nào hiệu quả và kiếm tiền tốt hơn. Theo bạn thì với nhiều nhà đầu tư mới cũng như tiếp cận thị trường, công cụ phân tích nào để đầu tư tốt hơn (không phải tốt nhất)?
Với việc mỗi người một tính cách, tâm lý cũng như cách tiếp cận thị trường với nguồn vốn khác nhau nên sẽ sử dụng phương pháp đầu tư chắc hẳn sẽ khác nhau.
Chẳng hạn các quỹ lớn, tự doanh và đại diện ít một số nhà đầu tư cá nhân, BBS cụ thể ở đây là hai Cụ Warren Buffett hay Charlie Munger… các nhà quản lý quỹ tài sản rất lớn thì việc giải ngân của họ có thể mất vài tháng, và mọi phân tích tính toán đều phải dựa vào phân tích cơ bản. Cũng bởi lẽ họ chính là một phần trong quá trình tạo lập cổ phiếu, tác động rất lớn khi mua vào một số lượng lớn cổ phiếu làm giá tăng hay ngược lại khi bán ra. Chính vì lẽ đó nên chart TA của các cổ phiếu này, ngắn hạn sẽ chịu tác động bởi những hành động của các tay chơi lớn này. Nên họ sẽ thuần đầu tư dựa trên nền tảng cơ bản doanh nghiệp, một tỷ trọng cổ phiếu lớn để góp phần ngồi vào ghế hội đồng quản trị, đóng góp ý tưởng kinh doanh hay cố vấn cho doanh nghiệp định hướng phát triển tốt hơn. Ở đây rõ ràng cách đầu tư đồng hành cùng doanh nghiệp nên bắt buộc phải là người có tính kiên nhẫn để gắn bó xuyên suốt với doanh nghiệp vài năm hoặc là hàng thập kỷ như cách Cụ Warren Buffett nắm giữ Coca-cola.
Ngược lại đối với nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, mỗi người khi tham gia thị trường với vốn kiến thức có phần hạn chế ở phân tích cơ bản nhiều con số và khó để tiếp cận được lãnh đạo doanh nghiệp hay định giá chính xác được tình hình công ty, hay định hướng tương lai. Và thêm nữa khi thị trường Vnindex còn tính sơ khai, có rất nhiều doanh nghiệp lên sàn “xào nấu” báo cáo tài chính, nên nếu NĐT không có kinh nghiệm và học vấn từng trải vẫn rất dễ bị qua mặt và đánh lừa nhằm “úp bô”, “bán giấy”. Nên đã không ít lần NĐT lựa chọn phương pháp đầu tư giá trị trên cơ bản FA đã phải từ bỏ sau vài lần thất bại khi thực chiến.
Tất nhiên, FA vẫn là nền tảng kiến thức cơ bản. Nếu bạn nắm rõ FA và thêm cả TA thì ai dám “qua mặt” bạn đây? Tòa lâu đài đâu thể trụ vững trên một cái nền mỏng manh yếu đuối nhiều sơ khai?
Chính vì những lý do kể trên, phần đa NĐT chúng ta vẫn thích lựa chọn trading và tiếp cận học TA phân tích kỹ thuật hơn, có phần nhanh gọn và dễ tiếp xúc, các biểu đồ sẽ được sử dụng thường xuyên và áp dụng cho toàn bộ các cổ phiếu dù là khác nhau. Nguồn vốn đầu tư ở mức độ cá nhân nên lợi thế trong việc ra vào một cổ phiếu dễ dàng, lựa chọn những điểm mua phù hợp khi break out và bán ra khi cổ phiếu chạy vào nước rút hoặc hình thành các đỉnh cao trào, follow theo xu hướng và đánh một lúc nhiều mã cổ phiếu khác nhau. Ở nhóm này nhà đầu tư thường thiếu tính kiên nhẫn và tâm lý ngắn hạn, nên dễ hình thành thói quen trading liên tục.
Và như trao đổi ở trên, mỗi công cụ phân tích đều có lợi thế, điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Nếu một cổ phiếu có FA hấp dẫn nhưng chưa có dòng tiền vào mua đủ lớn hay xu hướng cổ phiếu chưa vào trend tăng giá thì chúng ta phải chờ đợi, chôn vốn trong quá trình tích lũy giai đoạn kéo dài tính bằng tháng hoặc vài năm.
Và ngược lại nếu một cổ phiếu chỉ có TA break out dòng tiền đầu cơ vào mua đẩy giá, nhưng không có câu chuyện tăng trưởng, lợi nhuận, doanh nghiệp bền vững tốt… thì việc tăng giá chỉ xảy ra trong ngắn hạn hoặc thậm chí chúng ta có thể bị Lái vẽ chart đánh lừa vào mua và xuất hiện Bull trap.
Chính vì những lý do trên ở góc độ là NĐT cá nhân chúng ta có thể kết hợp được hai công cụ này bổ trợ cho nhau để định hình cho mình một phương pháp đầu tư.
Lựa chọn một cổ phiếu vừa có nền tảng FA hấp dẫn, định giá rẻ, doanh nghiệp triển vọng, tiềm năng tăng trưởng lớn, kết hợp với việc TA đang trong xu hướng tăng giá, có nền giá tích lũy bền vững, liên tục xuất hiện những phiên break out và bùng nổ theo đà xác nhận, cho thấy yếu tố dòng tiền đẩy mạnh vào mua và đà tăng theo xu hướng. Thông thường những doanh nghiệp như này sẽ tăng giá kéo dài tính bằng 6 tháng đến 2 năm.
Như chúng ta thấy việc chọn một cổ phiếu khi vừa có nền tảng cơ bản tốt và điểm mua TA chuẩn xác thì sẽ nâng cao xác suất thành công trong thương vụ đầu tư đó hơn. Chứ không hẳn là mua đâu trúng đó, bách phát bách trúng, hơn nhau trong đầu tư là NĐT chuyên nghiệp sẽ phân tích và đánh giá kỹ trước khi xuống tiền mua bán chính vì lý do này giúp họ vừa kiếm được cơ hội có xác suất đúng cao vừa giảm thiểu các nguy cơ thua lỗ, đặc biệt là tránh xa các cổ phiếu lái, đánh đấm khi mà thị trường Vnindex vẫn còn sơ khai chưa thực sự minh bạch.
Và cá nhân khi tham gia thị trường thấy một thực tế rằng, khi chúng ta phân tích kỹ, hiểu rõ giá trị doanh nghiệp thì tâm lý sẽ vững vàng hơn, ổn định mỗi khi cổ phiếu rung lắc theo thị trường, tránh trường hợp bị bán non, sau đó nhìn cổ phiếu chạy một đoạn dài. Ngược lại khi thông thạo TA thì sẽ tránh những lần vì tâm lý FOMO đua mua vào khi cổ phiếu vào giai đoạn cao trào, và có thể xảy ra đợt điều chỉnh, sau đó kẹt vào trạng thái gồng lỗ cũng như không thể đưa ra quyết định hành động sáng suốt được.
Và chắc hẳn khi đọc đến đây nhiều người sẽ còn thắc mắc, làm thế nào để tiếp cận phân tích kỹ thuật TA một cách đơn giản nhưng hiệu quả, và phân tích cơ bản FA doanh nghiệp thế nào khi còn là một chữ số 0 tròn trĩnh?
Cũng như ngoài kết hợp phân tích cơ bản FA và phân tích kỹ thuật TA thì đã chắc chắn là thành công chưa? Và vì sao phải chiến thắng được bản thân trước khi muốn chiến thắng thị trường, thế nào là thị trường tâm lý….? Và vô vàn những câu hỏi khác.
Thật may là bạn có thể “học, đọc, suy nghĩ và nghiền ngẫm” thông qua những thứ có sẵn: Sách đầu tư tài chính, Trang web chia sẻ kiến thức học thuật, Diễn đàn dành cho NĐT, Trang truyền thông tin tức, Các chuyên gia phân tích tài chính chuyên nghiệp…
Trong cuốn sách “Nhà giả kim” có câu: “Khi người học trò sẵn sàng, người thầy sẽ xuất hiện”. Nếu bạn muốn, bạn sẽ tìm ra cách. Chúc bạn thành công!
LifeHub