Cổ nhân có câu: “Người muốn sống hạnh phúc, cả thể xác lẫn linh hồn đều phải an yên tại gia”.
Con người sống như thế nào mới là trạng thái lý tưởng nhất?
“Bẽ bàng, không bất ngờ; ngắm hoa nở hoa rơi trước đình mà lòng an yên. Người đi người về vô ý, ngước nhìn bầu trời, mây cuộn vờn quanh”.
Quả nhiên, trưởng thành rồi mới phát hiện: Bớt cố chấp, đời ung dung; ít phẫn nộ, ngày tháng phẳng lặng; buông bỏ lo âu, nhiều hơn vài sự vui vẻ, mới là cách sống tốt nhất.
Rèn luyện trái tim biết hạnh phúc
Thời trẻ nhiệt huyết xông pha, khát khao muốn có nhiều thứ to lớn vĩ đại. Nhưng đến một độ tuổi nhất định, bạn mới phát hiện, điều khó có được nhất chính là tu dưỡng một trái tim ung dung, cười nhìn thế gian phức tạp vô thường.
Suy cho cùng, ai ở đời cũng đều vấp ngã, “lên voi xuống chó”. Chỉ khi biết gìn giữ trái tim, tôi luyện sự mạnh mẽ và sắt đá mới có thể dũng cảm nếm đủ đắng cay ngọt bùi.
Johann Wolfgang von Goethe (nhà thơ, nhà viết kịch, tiểu thuyết gia, nhà văn, nhà khoa học, họa sĩ người Đức) từng nói: “Hạnh phúc của con người nằm ở hạnh phúc của trái tim”.
Ung dung là sự cởi mở trong tâm hồn, là trí tuệ của đời người. Con tim biết tìm thấy hạnh phúc nhỏ bé trong cuộc sống đời thường, bạn mới cảm thấy vui vẻ thật sự.
Bất kể thân tại nơi đâu đều có thể mỉm cười vượt lên nỗi đau, thản nhiên mà sống. Bạn xem mọi thứ nhẹ tựa lông hồng, đời bớt gánh nặng trên vai. Bạn nhìn cuộc sống bằng đôi mắt nặng nề tiêu cực, chuyện xui điều rủi cũng tự nhiên xuất hiện.
Nếu biết dùng trái tim biết ơn để đối xử với thế giới, mọi chuyện đều suôn sẻ đến bất ngờ.
Giữ vững sự bình tĩnh trong tim
Cổ nhân có câu: “Người muốn sống hạnh phúc, cả thể xác lẫn linh hồn đều phải an yên tại gia”.
Nhà của thể xác thì dễ tìm, nhưng tổ ấm của tâm hồn mới xa vời khó tìm.
Người thông minh chân chính, bất kể đối mặt với nghịch cảnh đi chăng nữa cũng biết hướng đến nơi thanh tịnh, giữ vững trái tim thiện lương.
Người trí tuệ luôn sở hữu sự bình tĩnh trong tim. Cho dù danh vọng thăng hoa, tài phú đủ đầy, quyền cao chức trọng, có nhà có xe… cũng sống thản nhiên và đạm bạc, không kiêu ngạo cũng không khoe khoang phù phiếm. Dù sao thì “đến cuối đời, những gì đi theo chúng ta chỉ có những chiêm nghiệm đã qua, chứ không phải tiền tài của cải”.
Tiền bạc luôn ở lại với người có trái tim tĩnh, sẽ tan thành mây khói với người chưa biết buông bỏ những phù phiếm sa đọa.
Điều quan trọng nhất là phải biết sống trọn từng phút giây. Nếu đã biết “hướng ngoại” thì cũng phải thấm nhuần “tu dưỡng nội hàm”, cũng tức là vừa khát khao hòa cùng thế giới vừa xây dựng nội tâm phong phú.
Cái gì quá mức cũng phản tác dụng
Có người nói: “Một người an yên thật sự không phải sống cô đơn tịch mịch trong núi rừng điền viên, mà là sự thanh tịnh tận sâu trong tâm hồn”.
Bạn nghĩ rằng cảm xúc vui vẻ sẽ khiến con người hạnh phúc, còn đau thương lại mang đến cái khổ triền miên. Nhưng bạn nên nhớ rằng, mọi thứ trên đời này đều có hai mặt của nó.
“Vật cực tất phản”, cái gì quá mức cũng phản tác dụng. Theo đó, gặp chuyện may mắn, nhưng vì vui quá, bạn đã thể hiện cảm xúc quá mức, từ đó gây phản cảm trong mắt người khác, kéo về những chuyện vô tình xui rủi.
Cũng giống như chuyện trúng số độc đắc. Một người vui mừng vì tự dưng có được số tiền khổng lồ từ trên trời rơi xuống, đi kể khắp mọi nơi, hô hào bản thân cuối cùng cũng đổi đời. Nhưng sự phô trương này đã thu hút những kẻ có ý đồ xấu muốn trộm cướp. Thế là chuyện gì đến cũng sẽ đến.
Do đó, bình tĩnh mới là cách sống của người thông minh đại trí. Ung dung nhìn đời, đau khổ cũng thản nhiên vượt qua.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết