Cần chọn đồng nghiệp mà chơi, nếu không họ chỉ mang đến cho bạn sự phiền phức. Dưới đây là 5 kiểu đồng nghiệp bạn nên dừng lại ở mức xã giao.
Nơi làm việc giống như một xã hội thu nhỏ vậy, có nhiều kiểu người khác nhau cùng tồn tại. Một số người trong số họ có thể trở thành bạn thân của bạn, trong khi những người khác sẽ chỉ nên dừng lại ở mức xã giao bởi họ sẵn sàng phá hoại sự nghiệp của bạn. Và điều này là bình thường, bởi vì tất cả chúng ta đều khác nhau, và tất cả chúng ta đều có những thói quen và quan điểm riêng về cuộc sống.
Bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người, nhưng nếu bạn biết cách tránh xung đột với một số đồng nghiệp xấu tính, bạn có thể được gọi là một người chuyên nghiệp và chịu được áp lực.
Dưới đây là danh sách những kiểu đồng nghiệp mà bạn nên tránh xa:
Đồng nghiệp mưu mô, nhiều chuyện
Kiểu đồng nghiệp này rất xấu tính nhưng thể hiện ra bên ngoài bằng sự thân thiện, nhiệt tình với tất cả mọi người để tạo niềm tin. Sau đó họ luôn cố gắng thao túng tâm lý người khác bằng những lời nói khiến người khác cảm thấy thực sự tội lỗi hoặc tồi tệ .
Thông thường, người này thu thập tin đồn và từ miệng họ chuyện bé xé ra to, chuyện đơn giản thành chuyện nghiêm trọng. Đặc biệt, họ khiến cho cuộc sống cũng như công việc của bạn trở nên xáo trộn.
Họ sẽ tranh thủ mọi lúc mọi nơi cố gắng chứng minh với những đồng nghiệp khác rằng bạn kém chuyên môn, hoặc hạ thấp bản chất công việc của bạn.
Đồng nghiệp bảo thủ
Kiểu người này luôn chống lại bất kỳ sự đổi mới nào trong phòng, bộ phận hoặc toàn bộ công ty. Và nếu liên quan đến trách nhiệm trực tiếp của họ, người này sẽ cằn nhằn và phản đối.
Một người bảo thủ tiếp thu thông tin mới và các quy tắc mới một cách khó khăn. Vì vậy bạn sẽ không thấy họ phát triển trong chuyên môn, mãi giậm chân tại chỗ.
Người thích đề cao bản thân
Những người như vậy thường có biểu hiện khoe khoang thành tích của bản thân và luôn tìm mọi cách để “dìm hàng” các đồng nghiệp khác vì sợ họ giỏi hơn mình.
Kiểu người này thường thích đồng nghiệp phải ngưỡng mộ mình. Lần đầu có thể sẽ nhận được sự trầm trồ, khen ngợi nhưng các lần sau sẽ trở thành trò cười cho mọi người, bởi chẳng có kết quả nào mà không cần sự cố gắng, nếu chỉ huênh hoang vì thành tích nhất thời, bạn sẽ chẳng biết rút ra bài học kinh nghiệm trong khi thời cuộc thì không ngừng thay đổi.
Người luôn kêu ca, phàn nàn
Kiểu đồng nghiệp này thường xuyên thể hiện là người nhiều việc, hết lòng vì công việc và mệt mỏi vì công việc trước mọi người đặc biệt là lãnh đạo. Họ hầu như không bao giờ báo tin vui cho bạn, nhưng họ luôn sẵn sàng than vãn về những vấn đề trong công việc và trong cuộc sống cá nhân của họ. Họ chỉ mang lại năng lượng tiêu cực cho đội.
Nếu nói chuyện với kiểu người này khiến bạn muốn khóc, điều đó có nghĩa là mục tiêu của họ đã đạt được.
Người thích chỉ trích
Kiểu đồng nghiệp này luôn cố gắng chỉ trích, soi mói bạn và không nhất thiết chỉ là những chủ đề liên quan đến công việc. Họ luôn tìm lỗi của đồng nghiệp, văn phòng, cơ cấu tổ chức, cách làm việc… để phàn nàn.
Những lời phàn nàn của họ có thể khác nhau và tạo ra một môi trường rất không lành mạnh và độc hại tại nơi làm việc. Nhưng ngược lại, những đồng nghiệp độc hại này lại không cho phép bất cứ ai phàn nàn về mình vì họ chắc chắn rằng họ luôn đúng.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết