Khi trẻ bước vào giai đoạn “ghét người thân”, cha mẹ không cần quá lo lắng, chỉ cần đối mặt với vấn đề này một cách chính xác là có thể khiến trẻ chuyển biến tốt, vượt qua một cách suôn sẻ.
Ở mỗi giai đoạn, trẻ có những thay đổi và biểu hiện khác nhau. Nếu như khi còn nhỏ, chúng thích gần gũi cha mẹ nhưng đến thời kỳ phát triển, trẻ thường thích một mình, không muốn cha mẹ xen vào chuyện riêng của chúng, thậm chí chúng còn chống đối, không nghe lời, cãi vã…
Anh Lưu chia sẻ, trước đây con gái của anh rất ngoan ngoãn dễ thương nhưng thời gian gần đây bé liên tục phản đối cha mẹ. Dù ở trong một nhà nhưng hai cha con hiếm khi nói chuyện được với nhau và thường xuyên cãi vã lại, cố tình làm trái lời, phản bác mọi thứ… Bất cứ ai chứng kiến cũng phải thờ dài không hiểu bé bị làm sao.
Trên thực tế, nhiều cha mẹ cũng gặp tình trạng tương tự anh Lưu. Các chuyên gia giáo dục cho rằng, đây là lúc bé vào “thời kỳ ghét người thân”. Lúc này, cha mẹ cần phải có cách nuôi dạy con hợp lý, tránh bạo lực.
Khi nào trẻ bước vào “thời kỳ ghét người thân”?
Trẻ vào độ tuổi từ 12 đến 14 có nghĩa là bước vào “thời kỳ ghét người thân”. Chúng bắt đầu có những biểu hiện “ghét” cha mẹ và không muốn ở cùng, luôn thắc mắc ý kiến của cha mẹ, dễ trở nên nổi loạn.
Có ba biểu hiện chính của “thời kỳ ghét người thân”, biểu hiện thứ nhất ẩn sâu và cần đề phòng!
1. Tự tin mù quáng
Khi trẻ bước vào giai đoạn này, chúng rơi vào tình trạng tự tin mù quáng. Đặc điểm lớn nhất của những đứa trẻ này là chúng sẽ cảm thấy mình rất thông minh và độc đáo, là nhất, cái gì cũng đúng, cảm thấy bố mẹ rất lạc hậu.
Trẻ cũng luôn cảm thấy rằng mình có thể giải quyết mọi vấn đề theo cách của mình, trên đời này không có gì khó cả. Vì vậy chúng sẽ hoàn toàn phủ nhận ý kiến của cha mẹ. Một khi tình huống như vậy xảy ra, thì cha mẹ cần phải chú ý, đề phòng nhiều hơn đến điều này.
2. Không nghe lời
Một trong những biểu hiện của giai đoạn “ghét người thân” đó là trẻ không nghe lời cha mẹ, sẵn sàng bày tỏ ý kiến của riêng mình, điều này là bình thường. Nhưng nếu chúng không thể bình tĩnh trong quá trình giao tiếp, tâm trạng thay đổi thất thường, thì cha mẹ cần phải chú ý hơn.
3. Chửi thề
Trong quá trình này, trẻ sẽ chống lại cha mẹ một cách thái quá, và thậm chí chửi thề, làm tổn thương người khác.
Tuy nhiên, các chuyên gia giáo dục cho rằng, những biểu hiện này chỉ là nhất thời. Nếu cha mẹ dành tình yêu thương thấu hiểu, áp dụng cách giáo dục phù hợp theo độ tuổi thì sẽ cùng con bước qua giai đoạn mới lớn một cách an toàn.
Làm thế nào để giúp trẻ vượt qua giai đoạn căm ghét?
Nếu trẻ tỏ ra chống đối thì điều tốt nhất cha mẹ có thể làm là hãy bao dung bằng cả tấm lòng. Bởi vì khi trẻ bước vào giai đoạn này, hành vi của chúng có thể hơi ngây thơ, và nhận thức sẽ hơi phiến diện. Cha mẹ tránh đối đầu mà quan sát và lắng nghe tiếng nói của trẻ nhiều hơn, để giúp con giải quyết vấn đề một cách rõ ràng.
Cha mẹ cũng cần biết cách tôn trọng con. Nguyên nhân khiến xảy ra xung đột giữa cha mẹ với con là vì chúng không muốn bị kiểm soát và cha mẹ không biết cách buông bỏ. Vì vậy, cha mẹ nên tôn trọng mọi suy nghĩ của trẻ. Sau đó giao tiếp với trẻ một cách bình tĩnh, làm bạn với trẻ, và đừng luôn áp đặt ý kiến của mình cho trẻ, nếu không sẽ trở thành kẻ thù thực sự đấy.
Lifehub tổng hợp