Thay vì nói người thông minh thường cô độc, hãy nghĩ rằng: người thông minh lựa chọn đến với cô độc!
Kết thúc một ngày, một tuần bận rộn, cách trải qua cuộc sống về đêm và thời gian cuối tuần sẽ bóc trần những gì chân thật nhất của một người. Nhiều người thích những nơi náo nhiệt, thế là đi mua sắm, đến quán bar, lên mạng bàn tán xôn xao, hẹn với bạn bè cùng ăn uống và tán gẫu. Song song với đó, có một kiểu người không quan tâm đến những gì đang xảy ra bên ngoài, chọn ẩn mình ở một góc yên tĩnh để “vùng vẫy trong thế giới của riêng họ”.
Bạn có bao giờ nhìn nhận lại bản thân rồi phát hiện mình thuộc kiểu người này chưa? Trong cuộc sống, người thông minh hầu như thích ở một mình. Cũng bởi vì thế mà người thông minh thường được gắn với cái mác: rất cô đơn!
Đương nhiên mỗi người có mỗi lối sống khác nhau. Đây không phải là tiêu chí để đánh giá một người có xuất sắc và thông minh hay không. Nhưng ở một mình phải là một trạng thái được nhóm người này chủ động lựa chọn. Họ sẵn sàng thoát khỏi đám đông ồn ào, tránh xa những mối quan hệ vô giá trị, duy trì cái tâm tĩnh để theo đuổi mục tiêu riêng. Từ một góc độ nào đó, sự cô độc cũng là một điểm đích mà linh hồn họ đang không ngừng tìm kiếm.
Tại sao người thông minh lại có hành vi như vậy? Thông qua nghiên cứu của các nhà tâm lý học, kết luận sau đây đã được rút ra:
1. Người thông minh cảm nhận sâu sắc “ngồi trên cao không tránh khỏi cô đơn”, chỉ là người khác không thể thấu hiểu.
Họ hiểu được người tài giỏi chân chính chỉ có một, trong một đám người rất khó tồn tại hai kẻ mạnh, nếu không cuộc đấu tranh giành thắng bại diễn ra vô cùng khốc liệt. Người thông minh và ghét sự đấu đá đều lựa chọn lảng tránh tình huống này, vì cho dù chiến thắng đối phương đôi khi lại bị xa lánh. Lựa chọn ở một mình cũng là cách để giảm bớt những điều vô nghĩa này.
2. Ở một mình và cô độc mang lại sự tự do.
Phải thừa nhận, phần lớn các mối quan hệ xã hội đều vô dụng, suy cho cùng cũng chỉ là một nhóm người nhìn như vui vẻ tụ tập, nhưng thực chất đều mang mục đích xua tan sự tịch mịch cùng trống rỗng của mình. Một khi chìm vào loại xã giao này quá lâu, thời gian và thế giới tinh thần sẽ trói buộc. Cho nên người thông minh buông bỏ mắt xích này, tự do tự tại đối mặt với bản thân, dành phần lớn thời gian làm bạn với chính mình.
3. Không lo sợ chuyện được mất.
Người thông minh không bao giờ chạy theo số đông, không thích tham gia vào các cuộc trò chuyện vô nghĩa, không quan tâm đến chuyện lạ thế gian hay “buôn chuyện trên trời dưới đất”. Họ tập trung vào thứ họ cho là đúng và tinh chỉnh những điều có giá trị. Vì vậy họ không bao giờ sợ bỏ lỡ bất cứ điều gì vì đã từ bỏ một phần xã hội.
4. Sở hữu năng lực quan sát mạnh mẽ.
Bạn có thể tìm thấy kiểu người thích ngồi ở một góc nào đó chỉ lặng lẽ quan sát mọi thứ xung quanh. Mặc dù không biểu hiện bằng lời nói, nhưng trên thực tế bộ não của họ đang hoạt động cao độ để đánh giá mọi thế sự trong cuộc sống lẫn ánh mắt vẻ mặt của mọi người.
5. Không thích thị phi.
Họ biết rằng bản thân sẽ bị ảnh hưởng bởi các sự kiện trong cuộc sống, từ đó nảy sinh phiền muộn và khó chịu không cần thiết. Sống cho riêng mình đã quá bộn bề, vì vậy không cần phải tự rước thêm về rắc rối. Người khác có thể suy nghĩ theo ý muốn của họ. Người thông minh cảm thấy hoàn toàn không cần thiết phải được mọi người thừa nhận và bị cuốn vào thị phi không đáng có.
6. Không cần phải chứng minh giá trị của bản thân.
Khi một cá nhân đủ độc lập và mạnh mẽ, họ sẽ biết ơn những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống và hài lòng với hiện tại. Bởi lẽ họ hoàn toàn có thể nuôi sống bản thân, không cần phải dựa dẫm vào người khác và không cần phải chứng minh giá trị của mình cho bất cứ ai.
7. Giao tiếp thận trọng và biết rõ đâu là bạn bè chân chính.
Người thông minh sẽ duy trì những mối quan hệ mà họ muốn giữ, sẽ không dễ dàng cho phép người mới tùy ý bước vào vòng tròn này, trừ phi là người có chung tiếng nói và giá trị quan.
8. Năng lực của người thông minh khiến người khác có cảm giác sợ hãi.
Người xuất chúng thường đi đi về về một mình, bởi vì bản thân họ thật sự có thể tự làm mọi chuyện, cho dù là đến bệnh viện khám bệnh hay đi ăn… những hoạt động mà nhiều người cho rằng không nên làm một mình.
Họ không sợ nói ra sự thật, cũng không sợ khi người khác bị đánh bại và gây khó dễ.
9. Suy nghĩ và hành vi thường khó hiểu.
Hầu hết thiên tài đều “lập dị”, thường có những hành động và việc làm khó hiểu, thậm chí bị người đời xa lánh vì quá kỳ lạ. Sự khác biệt về nhận thức và những hạn chế của tầm nhìn kinh nghiệm khiến rất ít người thật sự có thể hiểu và chấp nhận họ.
10. Tập trung vào mục tiêu của bản thân.
Ước mơ và viễn cảnh tương lai sẽ trở thành trò cười khi được chia sẻ với người không hiểu mình. Vì vậy, những cuộc xã giao tùy tiện và không có mục đích không tồn tại trong thế giới của họ. Mọi người dường như luôn cảm thấy họ trông căng thẳng, nhưng trên thực tế, họ có thể chỉ đang tập trung vào mục tiêu mà thôi.
Sau cùng, người thông minh không cần phải thích ứng với những thay đổi trong thời đại này thông qua số lượng tương tác xã hội. Một số người được “tiền định” cô đơn cả đời, song điều này không hề đáng buồn vì đó có thể là con đường theo đuổi sự xuất chúng.
Thay vì nói người thông minh thường cô độc, hãy nghĩ rằng: người thông minh lựa chọn đến với cô độc!
Vì vậy, nếu bản thân chỉ có một vài người bạn, thích đi bộ một mình trên đường, vui vẻ sống một mình… và vẫn cảm thấy ổn với tất cả, có lẽ bạn là người không hề tầm thường!
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết