“Của quý” bằng gỗ dài hơn 1m, nặng 60kg, đường kính 30cm được hàng trăm người dân xã Trấn Yên (Lạng Sơn) rước từ đình làng ra miếu trong khuôn khổ Lễ hội Ná Nhèm (Lạng Sơn), sáng 5/2.
Lễ hội Ná Nhèm vừa được tổ chức vào sáng 5/2 (15 tháng Giêng) tại Đình làng Mỏ (xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn). Sự kiện có nguồn gốc gắn với sự tích đánh giặc giữ làng của người Tày. Vì thời tiết xấu, phần lễ cúng Thành hoàng diễn ra vào lúc 9h, muộn 2 tiếng so với dự định.
“Ná nhèm” trong tiếng Tày có nghĩa là “mặt nhọ”. Hôm nay, nhiều trai tráng trong làng bôi nhọ đen được làm từ tro mạ lên mặt, tái hiện hình ảnh giặc “Sấc Tài Ngàn” khi còn sống. Họ tin rằng làm vậy sẽ đánh lạc hướng linh hồn ma giặc.
Người dân đội mưa đón nghi lễ rước Long Ngai – Bài vị của đức vua từ đình làng Mỏ ra miếu Xa Vùn làm thủ tục. Phía sau cũng có hàng trăm người dân và du khách đi theo đoàn rước.
Phần lạ lẫm nhất trong ngày hôm nay là màn rước sinh thực khí nam. Vào lúc 9h45, lễ vật làm bằng gỗ dài hơn 1m, nặng 60kg, đường kính khoảng 30cm được đưa ra khỏi đình làng, nhiều du khách hò hét khi nhìn thấy.
Có người quan niệm sờ vào có thể có lộc, nhiều may mắn.
Đặng Thị Hạnh (áo trắng) đỏ mặt khi nhìn thấy dụng cụ chính của lễ hội. Đây cũng là lần đầu tiên cô gái được tham dự lễ hội này. “Khủng quá!”, cô nói.
Đi đầu đoàn rước là hai viên chánh tướng và phó tướng, làm nhiệm vụ quét đường thể hiện sự thành kính khi dâng lễ vật lên thần linh. Ngay phía sau là quân lính và hai bên là lễ vật được cung tiến: cây thiên tuế, tàng thinh – mặt nguyệt và các cây giống.
Khi người đóng vai chánh tướng hô lên, quân lính sẽ reo theo và giả thi đấu 36 thế gươm, thế mác cùng nhiều động tác khác.
Lễ hội thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi về tham dự dù thời tiết xấu. Gần trưa, nhiều người nán lại theo dõi phần tế lễ vật lên thần linh.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết