Tờ Forbes nhận định rằng, nếu bạn đang là 1 trong 1,3 tỷ người dùng Messenger, thì chiến dịch mới của WhatsApp cũng như các tiết lộ từ chính Facebook sẽ thuyết phục bạn đã đến lúc ngưng dùng Messenger.
Lý do này rất thuyết phục, bởi Messenger đang hàng ngày theo dõi tin nhắn, cuộc gọi, thậm chí tự động tải file người dùng gửi cho nhau với số lượng người dùng khổng lồ hiện nay, Mark Zuckerberg là kẻ nguy hiểm nhất hành tinh khi có thể theo dõi hơn 1,3 tỷ người dùng trên nền tảng Messenger.
WhatsApp mới đưa tính năng “mã hóa đầu cuối” vào áp dụng nhằm tăng tính bảo mật cho người dùng. Tuy nhiên, mặc dù tuyên bố “bảo mật và quyền riêng tư luôn là tiêu chuẩn hàng đầu của chúng tôi”, WhatsApp từng bị trừng phạt vì thu thập quá nhiều siêu dữ liệu của người dùng.
Nhưng nếu bạn cho rằng WhatsApp thu thập quá nhiều dữ liệu, hãy xem biểu đồ về Messenger bên dưới. Nếu việc thu thập dữ liệu của WhatsApp gây ra phản ứng dữ dội thì chắc những thông tin này sẽ khiến nhiều người “phát điên”. Tệ hơn, Facebook thừa nhận đã theo dõi nội dung thực tế trong tin nhắn của bạn để đảm bảo tuân thủ các chính sách của mình.
Theo Forbes, Facebook đang trì hoãn tung ra bản cập nhật quan trọng, thêm tính năng mã hóa dữ liệu cho Messenger mà không có lý do. Việc trì trệ nâng cấp bảo mật của Facebook có thể khiến các vấn nạn trên mạng trở nên trầm trọng hơn.
Forbes nhận định việc Facebook không mã hóa tin nhắn trên Messenger là không tôn trọng dữ liệu người dùng. Vào năm 2018, trong bài phỏng vấn với Vox CEO Mark Zuckerberg thừa nhận công ty này có thể nhận biết những tin nhắn có nội dung nhạy cảm, và chặn người dùng gửi các tin nhắn như vậy.
Trong khi đó, ứng dụng nhắn tin WhatsApp – cũng thuộc sở hữu của Facebook – lại có tính năng mã hóa đầu cuối. Do vậy, ngoài những người trong cuộc trò chuyện, không ai, kể cả Facebook, có thể biết được nội dung tin nhắn.
Ngoài ra, một trong những vấn đề lớn nhất là tình trạng người xấu tiếp cận trẻ em thông qua Messenger. Hiện nay, Messenger cho phép mọi người nhắn tin cho nhau mà không cần lưu số điện thoại hoặc kết bạn từ trước. Ở WhatsApp, chỉ những người đã lưu số điện thoại của nhau mới có thể nhắn tin.
Việc mã hóa Messenger gần như là một động thái không hề tồn tại và điều duy nhất Facebook đang làm là cố gắng kiểm soát các nội dung độc hại.
Trên thực tế, người dùng không chịu thay đổi cũng là lý do khiến Facebook không hành động để khắc phục sự cố với Messenger. Hồi tháng 2, Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg đã một lần nữa hứa hẹn rằng Messenger sẽ có tính năng mã hóa đầu cuối.
Mark nhấn mạnh: “khía cạnh quan trọng nhất của quyền riêng tư và bảo mật là các cuộc trò chuyện của bạn nên chỉ được biết bởi 2 bên trò chuyện. Điều đó có nghĩa là các cuộc trò chuyện phải luôn được mã hóa từ đầu đến cuối và chúng sẽ biến mất khi các bạn dừng trò chuyện”.
Nhưng năm ngoái, trả lời phỏng vấn tờ Forbes, Facebook nói rằng chưa có ngày cụ thể nào được dự định để ra mắt tính năng mã hóa đầu cuối cho Messenger. Ngay sau đó, mặc dù tuyên bố sự cần thiết của bảo mật nhưng Zuckerberg lại chỉ nói rằng mã hóa đầu cuối là “hướng mà chúng tôi đang nhắm tới cho Messenger”. Và cho hôm nay, Messenger vẫn chưa được tích hợp mã hóa đầu cuối…
Đâu là ứng dụng nhắn tin bảo mật có thể thay thế Messenger?
Nếu là người dùng Facebook Messenger, bạn có thể tìm đến những công cụ thay thế như ứng dụng WhatsApp, Signal, Threema, Viber. Ngoài ra, Telegram cũng là 1 lựa chọn an toàn.
Một báo cáo mới từ nhóm nghiên cứu tại Wandera mới được công bố cho thấy rằng lưu lượng truy cập WhatsApp đang tăng lên.
Dữ liệu cho thấy, lượng người dùng ứng dụng Signal đã tăng hơn 85% nhưng việc sử dụng WhatsApp vẫn ổn định. Dữ liệu của Wandera trên Telegram kém tin cậy hơn, dựa trên cách ghi lưu lượng truy cập, nhưng Telegram cũng chứng kiến lượng người dùng hoạt động hàng ngày và hàng tháng cũng như lưu lượng truy cập tổng thể đều tăng 30% kể từ tháng 9 năm ngoái.
LifeHub