Ngày 11/2, Cơ quan An ninh Y tế Anh (UKHSA) đã đưa biến thể lai giữa Omicron và Delta (Deltacron) vào danh sách biến thể cần theo dõi sau khi phát hiện ít nhất một bệnh nhân nhiễm chủng virus này.
Tuy nhiên, giới khoa học chưa rõ mức độ nghiêm trọng của biến thể lai này. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết sẽ “theo dõi và thảo luận” sau khi nghiên cứu kỹ về biến thể này. Hiện chưa có dữ liệu rõ ràng chứng tỏ Deltacron lây lan mạnh hơn các biến thể trước đó.
Sự tái tổ hợp di truyền của virus SARS-CoV-2 xảy ra khi 2 biến thể cùng lúc xâm nhập một tế bào chủ. Trong đại dịch COVID-19, từng xảy ra trường hợp 2 hoặc nhiều biến thể cùng nhau lưu hành trong một khoảng thời gian và ở cùng một khu vực địa lý. Điều này tạo cơ hội cho sự tái tổ hợp giữa các biến thể này.
Các quan chức y tế Anh cho biết có “một số rất ít” ca nhiễm biến thể lai này được phát hiện tại Anh và thông tin chi tiết sẽ được công bố tại cuộc họp báo trong ngày 11/3. Các chuyên gia kêu gọi cần thận trọng theo dõi biến thể lai này, cảnh báo nguy cơ biến thể lai này làm giảm miễn dịch ở người cao tuổi.
Tiến sĩ Stephen Griffin, nhà nghiên cứu về virus tại Đại học Leeds, cho biết Deltacron có vẻ chưa trở thành biến thể phổ biến, nhưng có thể đây chỉ là sự khởi đầu rất chậm với ít ca mắc, trước khi biến thể này đủ mạnh để nhân rộng.
Lifehub tổng hợp