Lực lượng vũ trang Ukraine đang gặp vấn đề nghiêm trọng về số lượng thiết bị quân sự trong các đơn vị quân đội do bị tổn thất nặng nề.
Theo đó, các quan chức quân sự Kiev đang kiến nghị viện trợ thêm vũ khí từ các nước trong khối Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Thế nhưng, phần lớn trong số họ không vội vàng để chia tài sản của mình. Ví dụ, Vương quốc Anh đã từ chối cung cấp xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2, nhưng hứa hẹn sẽ cung cấp pháo tự hành 155 mm AS-90, được cho là đã bắt đầu đến Ba Lan.
Bên cạnh đó, Mỹ quyết định tìm kiếm T-72 cho Ukraine, nhưng ở đâu vẫn chưa rõ, có khi là chúng sẽ được yêu cầu từ các nước Đông Âu, những quốc gia vẫn còn loại xe tăng này phục vụ, hoặc từ các nước thứ 3 mà trước đây đã mua thiết bị đó.
Trong số hơn 2 nghìn chiếc, khoảng 400 chiếc hiện đang hoạt động. Một trong số chúng đã trải qua các đợt nâng cấp lớn, giúp cải thiện khả năng bảo vệ khỏi cả đạn cỡ nhỏ và mìn cũng như chất nổ mạnh. Thế nhưng, đến nay Đức vẫn từ chối cung cấp thiết bị này, Berlin chỉ đồng ý gửi những chiếc BMP-1. Theo Welt, Lực lượng vũ trang Ukraine muốn có được 100 xe chiến đấu bộ binh Marder từ Đức, cho dù việc sản xuất chúng đã được hoàn thành vào năm 1975, nhưng đến nay vẫn tiếp tục được đưa vào sử dụng.
Trước đó, tại Hội nghị thượng đỉnh bất thường của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương diễn ra hôm 24/3, trong tuyên bố chung, các quốc gia thành viên NATO tái khẳng định cam kết tiếp tục viện trợ cả về mặt quân sự và nhân đạo cho Kiev, bên cạnh đó nhấn mạnh có trách nhiệm đảm bảo cuộc xung đột ở Ukraine không leo thang.
Đáp lại lời kêu gọi cung cấp vũ khí tấn công mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky chia sẻ trong phát biểu trực tuyến tại hội nghị, cụ thể là gửi cho Kiev “1% tổng số máy bay chiến đấu, 1% tổng số xe tăng của NATO”.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh: “Chúng ta cung cấp hỗ trợ cho Ukraine nhưng không phải một phần của cuộc xung đột. NATO sẽ không điều quân đến Ukraine”.
Ông Stoltenberg cũng nhắc lại rằng “NATO sẽ không điều quân đội hay máy bay đến Ukraine”.
Trước đó, NATO cũng không đáp lại khi Tổng thống Zelensky kêu gọi áp dụng vùng cấm bay trên bầu trời Ukraine.
Tổng thư ký Stoltenberg từng khẳng định, “NATO không phải là một phần của cuộc xung đột”. Theo ông Stoltenberg, NATO là một liên minh phòng thủ và “không tìm kiếm chiến tranh hoặc xung đột với Nga”.
Lifehub tổng hợp