Xu hướng bản năng của mỗi người là đền đáp lại nếu họ được cho thứ gì đó trước. Điều này mang cả ý nghĩa tích cực và tiêu cực.
Chúng ta luôn có tên cho những người như đã nhắc đến ở phần trước: những kẻ vô ơn, những kẻ lừa đảo hoặc những kẻ keo kiệt. Những người này không bao giờ đền đáp lại các ân huệ từ mọi người và dĩ nhiên không bao giờ đền đáp tiếp nối (pay it forward).
Đọc thêm: Hãy áp dụng nguyên tắc cho đi nhận lại trong bất kỳ hoàn cảnh nào
Điều này có thể từ những việc nhỏ như không bao giờ đề nghị trả tiền nước hoặc không trả tiền cho bữa ăn trưa nếu đã từng được mời trước đó. Tất cả chúng ta đều được dạy từ thời thơ ấu rằng cần đáp lại những sự giúp đỡ mà chúng ta nhận được từ những người khác. Không một ai muốn bị gắn mác là kẻ vô ơn cả: sẽ chả ai thích làm bạn với những người này và chúng ta làm mọi thứ trong tiềm thức để không bị coi là kẻ vô ơn. Vì vậy, chúng ta sẽ cố gắng hết sức để đền đáp lại người đã giúp đỡ mình.
Nguyên tắc này tập trung vào nỗi sợ hãi của con người có thể bị loại khỏi một nhóm xã hội. Bạn sẽ không muốn giao du với người keo kiệt quá nhiều, và bất kỳ ai khác cũng vậy. Nhu cầu đền đáp lại là một hành vi giúp chúng ta duy trì cảm giác công bằng mà không cần phải làm cho nó rõ ràng rành mạch đến mức trở nên đáng ghét, giống như việc chia nhỏ các hóa đơn trong kỳ nghỉ…
Nguyên tắc Cho đi nhận lại mạnh mẽ đến mức chúng ta thường nói “có” với một yêu cầu sau khi ai đó đã giúp chúng ta, chỉ để không cảm thấy tội lỗi khi từ chối giúp đỡ. Nguyên tắc này cực kỳ có ý nghĩa trong xã hội.
Giả sử bạn rơi vào tình huống mà bạn có thứ mà đối tác cần, ví dụ như một quả chuối và họ có thứ bạn cần – một quả táo. Hãy cho rằng mỗi người đều nghi ngờ người kia ích kỷ và có động cơ duy nhất là chỉ để làm hài lòng bản thân. Vì vậy, mỗi người sẽ có một sự nghi ngờ đối tác và coi việc trao đổi sắp xảy ra là có nguy cơ. Đối tác của bạn có thể lừa bạn. Bạn cho họ chuối trước nhưng họ có thể giữ lại cả chuối và táo, và bạn chả được gì. Sau đó, cả hai có thể chọn giữ lại hàng của nhau, theo cùng một logic an toàn: “Ông làm trước đi. Hãy cho trước và rồi tôi sẽ đưa cho ông sau ”. Điều này sẽ gây ra sự chậm trễ và nghi ngờ, dẫn đến tốn thời gian và nhiều nguồn lực quý giá cho một trao đổi tưởng như rất đơn giản.
Nguyên tắc cho đi nhận lại đóng vai trò như một cách để chống lại sự nghi ngờ và phát triển các mối quan hệ một cách nhanh chóng – trên thực tế, nó là liều thuốc giải độc cho sự thận trọng và ngờ vực.
LifeHub