Chủ Nhật, 14/08/2022
  • Về chúng tôi
  • Điều khoản & Chính sách
  • Quảng cáo
LifeHub
  • Home
  • Lifestyle
    • Sống Khỏe
    • Thời Trang
  • Đời Sống
    • Pháp Luật
    • Văn Hóa
    • Sao
  • Family
    • Yêu
    • Phụ Nữ
    • Vợ Chồng
    • Nuôi Dạy Trẻ
  • Kinh Tế
    • Tài Chính
    • Công Việc
    • Marketing
  • Review
    • Ẩm Thực
    • Du Lịch
  • Thế Giới
  • LifeHub 360
    • Bạn Có Biết
    • How To
    • Thủ Thuật
  • Công nghệ
  • Video
No Result
View All Result
LifeHub
  • Home
  • Lifestyle
    • Sống Khỏe
    • Thời Trang
  • Đời Sống
    • Pháp Luật
    • Văn Hóa
    • Sao
  • Family
    • Yêu
    • Phụ Nữ
    • Vợ Chồng
    • Nuôi Dạy Trẻ
  • Kinh Tế
    • Tài Chính
    • Công Việc
    • Marketing
  • Review
    • Ẩm Thực
    • Du Lịch
  • Thế Giới
  • LifeHub 360
    • Bạn Có Biết
    • How To
    • Thủ Thuật
  • Công nghệ
  • Video
No Result
View All Result
LifeHub
No Result
View All Result
Trang chủ Kinh Tế

Nga yêu cầu mua khí đốt bằng đồng rúp đối với các quốc gia “không thân thiện”

LifeHubĐăng bởi LifeHub
31 Tháng Ba, 2022
FacebookTwitterPinterestEmail

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề nghị thanh toán bằng đồng rúp Nga với khí đốt của quốc gia này bán cho các quốc gia “không thân thiện”, với hạn chót là ngày 31.3.

Mức độ tin tưởng mà người dân Nga dành cho Tổng thống Putin là hơn 80%

Vì sao Nga và Ukraine không chịu đàm phán để kết thúc giao tranh?

Trung Quốc chỉ trích Mỹ là “kẻ chủ mưu chính” trong cuộc xung đột ở Ukraine

Tại sao Nga yêu cầu mua khí đốt bằng đồng rúp?
Những cọc tiền giấy 1000 rúp tại một nhà máy Goznak ở Nga năm 2019. Ảnh: AFP

The Guardian đặt ra câu hỏi là vì sao thanh toán cho hàng xuất khẩu của Nga bằng đồng rúp lại trở thành một vấn đề lớn với Điện Kremlin và liệu Tổng thống Vladimir Putin có khả năng mở rộng phương án này thêm với xuất khẩu dầu, ngũ cốc, phân bón, than đá, kim loại và các mặt hàng quan trọng khác hay không.

Vì sao Nga muốn thanh toán bằng đồng rúp?

Đồng rúp đã suy yếu so với đồng USD trong những tuần trước lúc Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraina, từ khoảng 75 rúp/USD xuống 85 rúp/USD. Thế nhưng, sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự, giá trị của đồng rúp giảm mạnh xuống gần 145 rúp/USD trong vòng hai tuần.

Với việc giao dịch bằng đồng rúp ở mức thấp như vậy, xuất khẩu của Nga sẽ mang lại ít tiền hơn cho các dịch vụ nhà nước trợ cấp.

Một đồng rúp có trị giá cao hơn không chỉ mang lại nhiều tiền mặt hơn mà còn là một điều đáng tự hào khi các nước giao dịch sẵn sàng thanh toán cho hàng hóa xuất khẩu của Nga bằng đồng tiền của Nga. Một lượng đồng rúp lớn hơn, được tạo ra từ nhu cầu của các quốc gia và doanh nghiệp nước ngoài với hàng hóa Nga, sẽ cho phép Nga thách thức sự thống trị của Mỹ bằng đồng USD trên thị trường tiền tệ toàn cầu.

Tại sao Nga yêu cầu mua khí đốt bằng đồng rúp?
Nga đang khuyến cáo một số nước mua khí đốt bằng đồng rúp. Ảnh: AFP

Một số nhà phân tích nhận định, đồng USD và euro ít hữu ích hơn với Moscow khi các lệnh trừng phạt được siết chặt. Ví dụ, không có quyền truy cập vào đồng USD và euro thông qua các sàn giao dịch quốc tế, Nga cũng đang đề xuất trả lãi cho các khoản vay bằng đồng euro của quốc gia này bằng đồng rúp.

Nước nào sẽ trả tiền mua khí đốt Nga bằng đồng rúp?

Danh sách các nước “không thân thiện” của Nga tương ứng với những nước đã áp đặt các lệnh trừng phạt. Giao dịch với các doanh nghiệp và cá nhân từ các nước đó phải được ủy ban chính phủ phê duyệt. Các nước này bao gồm Mỹ, các quốc gia thành viên EU, Anh, Nhật Bản, Canada, Na Uy, Singapore, Hàn Quốc, Thụy Sĩ và Ukraina. Một số quốc gia trong số này, bao gồm cả Mỹ và Na Uy, không mua khí đốt của Nga.

Xuất khẩu của Nga sang EU lớn như thế nào?

Năm 2020, EU là đối tác thương mại chính của Nga, chiếm 37,3% tổng kim ngạch thương mại hàng hóa của quốc gia này với thế giới. Bên cạnh đó, Nga là đối tác thương mại lớn thứ 5 của EU, chiếm 5,8% tổng kim ngạch thương mại của khối. Thế nhưng, thực tế đáng lưu tâm là khí đốt của Nga là mặt hàng chủ đạo trong kim ngạch thương mại đó, và đa số được thanh toán bằng USD, euro hoặc đồng bảng Anh.

Theo Gazprom, 58% doanh số bán khí đốt tự nhiên của doanh nghiệp này sang Châu Âu và các quốc gia khác tính đến ngày 27.1 được thanh toán bằng đồng euro. Đồng USD chiếm khoảng 39% tổng doanh thu và đồng bảng Anh khoảng 3%. Hàng hóa được giao dịch trên toàn thế giới hầu hết được giao dịch bằng USD hoặc euro, chiếm khoảng 80% dự trữ tiền tệ trên toàn thế giới.

Nga triển khai như thế nào?

Nhà băng trung ương Nga mua đồng rúp để chống đỡ trong tình hình sau chiến tranh Ukraina là không đủ. Lệnh cấm ngân hàng trung ương sử dụng hệ thống thanh toán Swift để truy cập tài sản ở nước ngoài có hiệu lực có nghĩa là sự can thiệp này sẽ không thể kéo dài.

Nhà băng trung ương Nga muốn bán các khoản đầu tư bằng đồng USD và đồng euro để mua đồng rúp, làm tăng nhu cầu và do đó tăng mức giá, nhưng nếu không có quyền truy cập vào Swift thì không thể tiến hành ở quy mô thích hợp.

Một phương án khác được chọn ra. Một chỉ thị đã được áp dụng với các nhà xuất khẩu, bao gồm cả các đơn vị sản xuất hàng hóa, buộc họ phải chuyển đổi sang đồng rúp với 80% số ngoại tệ mà họ nhận được khi bán hàng xuất khẩu.

Hiện Điện Kremlin đang xem xét phương án để tất cả doanh số xuất khẩu đều bằng đồng rúp, khai thác trạng thái gần như độc quyền của quốc gia này với các nguyên liệu thô thiết yếu trong các quy trình sản xuất, từ phân bón đến ô tô. Ví dụ, niken mà các doanh nghiệp ô tô sử dụng. Paul Watters, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại S&P Global Ratings, cho hay khoảng 40% nguồn cung kim loại trên thế giới đến từ Nga và 90% sản lượng của Nga dành cho ngành công nghiệp xe hơi.

Nếu các hãng sản xuất ô tô buộc phải lựa chọn giữa việc mua niken bằng đồng rúp hoặc tìm kiếm nguồn cung ứng ở nơi khác, có khả năng các chính trị gia sẽ kiến nghị họ tìm kiếm nơi khác. Ông Watters lo lắng hệ quả có thể là phân phối và đóng cửa các nhà máy ô tô.

Lifehub tổng hợp

Tags: đồng rúp NgaEUGiá khí đốtkhí đốtNga
Vụ cô gái khỏa thân trên đường Nguyễn Trãi: Có giấy xác nhận hoang tưởng, đang làm bất động sản

Vụ cô gái khỏa thân trên đường Nguyễn Trãi: Có giấy xác nhận hoang tưởng, đang làm bất động sản

12 Tháng Tám, 2022
Người đàn ông 'xuống tay' với bạn gái ở phố Hàng Bài: Thường xuyên nói lời hoa mỹ, chia sẻ nhiều truyện ngôn tình lãng mạn

Vụ người phụ nữ bị đâm ở phố Hàng Bài: Nghi phạm thường xuyên nói lời hoa mỹ, ngôn tình lãng mạn

12 Tháng Tám, 2022

Nguyễn Trãi – Hà Đông: Cô gái trẻ đẹp “trần truồng” đi bộ giữa đường gây xôn xao

9 Tháng Tám, 2022

Vĩnh Phúc: Vợ chồng chủ shop đánh bà bầu vì bị bóc phốt

14 Tháng Tám, 2022
BIẾN ĐÊM: Vợ vác chày đánh ghen, giã 'tiểu tam' khác gì giã cua

Clip: Vợ vác chày đánh ghen, giã túi bụi vào người ‘tiểu tam’, CĐM được 1 phen cười bò

11 Tháng Tám, 2022
Diễn biến mới vụ thiếu nữ 23 tuổi mất tích bí ẩn: Gia đình cầu mong chút hy vọng cuối cùng

Diễn biến mới vụ thiếu nữ 23 tuổi mất tích bí ẩn hơn 20 ngày

8 Tháng Tám, 2022

TIN VỪA LÊN

Tính năng đơn giản nhưng hữu ích sắp trở lại trên iPhone
Công nghệ

Apple mang lại tính năng đơn giản nhưng hữu ích trên iPhone

14 Tháng Tám, 2022

Theo Macrumors, Apple đã mang tính năng hiển thị phần trăm pin trở lại trên phiên bản iOS 16 beta...

Nguyên Trưởng phòng Cảnh sát môi trường tử vong sau va chạm xe khách

Nguyên Trưởng phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh tử vong sau va chạm với xe khách

14 Tháng Tám, 2022
Bé trai hơn 3 tuổi nghi bị bạo hành, nhốt trong tủ cấp đông

Tình trạng sức khỏe của bé trai hơn 3 tuổi nghi bị bạo hành, nhốt trong tủ cấp đông

14 Tháng Tám, 2022
Nguy cơ thảm họa hạt nhân ở Ukraine
Thế Giới

Nguy cơ thảm họa từ nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye

14 Tháng Tám, 2022

Với việc xung đột Nga-Ukraine tiếp diễn, tình hình tại nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye tiếp tục gây chú ý. Cộng đồng quốc tế quan ngại sâu sắc rằng...

Đọc tiếp
Ai chi trả cho những bữa tiệc của CLB Giám đốc CDC miền Bắc?
Đời Sống

Ai là người chi trả cho bữa tiệc của CLB Giám đốc CDC miền Bắc?

14 Tháng Tám, 2022

Cả trăm người ăn, ở tại khách sạn sang trọng bậc nhất Hạ Long (Quảng Ninh) và dùng tiệc trên du thuyền 5 sao, song Chủ nhiệm CLB các Giám...

Đọc tiếp
Chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người đã mất, không liên lạc được, ngân hàng xử lý ra sao?
LifeHub 360

Ngân hàng xử lý như thế nào khi khách hàng chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người đã mất?

14 Tháng Tám, 2022

Trong trường hợp chuyển tiền nhầm có thể xuất hiện tình huống ngân hàng không liên lạc được với người nhận nhầm, người nhận nhầm đã đi nước ngoài hoặc...

Đọc tiếp
  • Về chúng tôi
  • Điều khoản & Chính sách
  • Quảng cáo
DMCA.com Protection Status © 2022 - lifehub.vn

- Đơn vị chủ quản: Công ty TNHH SCORP VIỆT NAM - Địa chỉ: 161 Trường Chinh, TP. Vinh, Nghệ An
- Giấy phép ICP số: 56/GP-TTĐT do sở Thông tin & Truyền thông tỉnh Nghệ An cấp ngày 24/05/2022
- Chịu trách nhiệm nội dung: Phan Đình Tuấn - Liên hệ và quảng cáo: 0858.14.7777 - Email: [email protected]

No Result
View All Result
  • Home
  • Lifestyle
    • Sống Khỏe
    • Thời Trang
  • Đời Sống
    • Pháp Luật
    • Văn Hóa
    • Sao
  • Family
    • Yêu
    • Phụ Nữ
    • Vợ Chồng
    • Nuôi Dạy Trẻ
  • Kinh Tế
    • Tài Chính
    • Công Việc
    • Marketing
  • Review
    • Ẩm Thực
    • Du Lịch
  • Thế Giới
  • LifeHub 360
    • Bạn Có Biết
    • How To
    • Thủ Thuật
  • Công nghệ
  • Video

- Đơn vị chủ quản: Công ty TNHH SCORP VIỆT NAM - Địa chỉ: 161 Trường Chinh, TP. Vinh, Nghệ An
- Giấy phép ICP số: 56/GP-TTĐT do sở Thông tin & Truyền thông tỉnh Nghệ An cấp ngày 24/05/2022
- Chịu trách nhiệm nội dung: Phan Đình Tuấn - Liên hệ và quảng cáo: 0858.14.7777 - Email: [email protected]