Người đàn ông được cho là bố của “Anna Bắc Giang” lừa đảo 17 tỷ đồng là diễn viên, từng xuất hiện trong bộ phim ăn khách do VFC sản xuất.
Mấy ngày qua, CĐM đã có một phen ” mắt chữ A miệng chữ O” trước thông tin về một vụ lừa đảo tình cảm với tình tiết không khác gì trong phim của chị N.T.V.A (sinh năm 1995). Mọi chuyện sẽ không có gì để bàn tới nếu như các nạn nhân không vỡ lở ra trước những chiêu trò dàn dựng có 1-0-2 của đối tượng lừa đảo này.
Để thực hiện chiêu trò lừa đảo của mình được thuận lợi , T.N đã không ngần ngại chi ra một khoản tiền lớn để thuê cả diễn viên đóng vai bà con dòng họ nhiều lần đến gặp gia đình của nạn nhân. Đặc biệt nhất có lẽ là thuê cả 1 nam diễn viên VTV từng xuất hiện trong 1 bộ phim truyền hình dài tập nổi tiếng trên kênh truyền hình quốc gia Sinh Tử giả làm bố đại gia của mình nhằm “dắt mũi” gia đình nhà chồng sắp cưới.
Qua đoạn video có ghi hình đám cưới được chia sẻ trên mạng xã hội, người được xem là cha của cô dâu, người dắt tay V.A vào lễ đường là một diễn viên từng xuất hiện trong bộ phim “Sinh tử” do VFC sản xuất.
Trả lời Báo Giao Thông, ông T. – nhân vật trong clip và nhiều bức ảnh lan truyền trên mạng xác nhận mình là người đàn ông dắt cô dâu vào lễ đường. Tuy nhiên, ông khẳng định mình không liên quan và không hề biết các chuyện liên quan đến cô gái này, ngay sau khi đám cưới kết thúc.
“Tôi chỉ đi đóng vai cho công ty tổ chức sự kiện thuê làm. Tôi không có quan hệ với cô dâu ấy từ sau khi tổ chức đám cưới nên không liên quan đến các vụ lừa đảo”, ông T. cho hay.
Khi được hỏi về số tiền thù lao, ông T. nói rằng, công ty tổ chức sự kiện đứng ra trả, “số tiền đủ tiền xăng xe”.
Một người từng tham gia tuyển chọn diễn viên cho VFC cho biết, ông T từng tham gia các vai quần chúng nhưng khoảng 3 năm nay không thấy xuất hiện trong các đoàn phim.
Luật sư nói gì?
Chia sẻ trên Dân Trí, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, phân tích “lừa đảo” là hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác, khác với hành vi “lừa dối” trong quan hệ dân sự.
“Lừa dối” là hành vi làm cho giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không có yếu tố chiếm đoạt mà có thể chỉ gây thiệt hại.
Phân tích thêm, ông Cường giải thích, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là đưa ra thủ đoạn gian dối, làm nạn nhân tin tưởng trao tài sản rồi chiếm đoạt. Còn bản chất việc chuyển giao tài sản từ người này sang người khác, từ chủ thể này cho chủ thể khác là quan hệ dân sự, giao dịch dân sự. Để được pháp luật công nhận và bảo vệ thì việc chuyển giao tài sản phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, tỉnh táo…
Trong vụ việc tố cáo “cú lừa thế kỷ” nói trên, luật sư Cường cho rằng những nội dung trong bài đăng tố cáo hiện mới chỉ là thông tin một chiều, chưa được kiểm chứng từ cơ quan chức năng nên chưa thể nhận định về hành vi của người bị tố cáo.
Ông Cường cho rằng sẽ có thể xảy ra 2 tình huống: Một, những tố cáo là có thật; Hai, người đăng bài đăng tải thông tin không chính xác hoặc không hoàn toàn chính xác.
Về khung hình phạt đối với tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, luật sư Cường trích dẫn Điều 174 Bộ luật Hình sự phân tích, hành vi lừa đảo chiếm đoạt số tiền từ 500 triệu đồng trở lên có thể nhận án tới 20 năm tù hoặc tù chung thân.
Với trường hợp thứ hai, luật sư cho hay, người bị tố cáo cũng cần phải có đơn đề nghị cơ quan chức năng xem xét xử lý nếu những thông tin cáo buộc là sai sự thật.
Chỉ khi có yêu cầu, cơ quan chức năng mới có căn cứ để thụ lý tin báo và xác minh theo quy định. Tùy vào mức độ ảnh hưởng, hậu quả gây ra mà người đưa thông tin sai sự thật sẽ buộc phải gỡ bỏ bài đăng hoặc có thể bị xem xét xử lý về hành vi đưa thông tin không đúng sự thật.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết