Nhiều người nhạy cảm cao hầu hết cảm thấy khác thường, hoặc họ luôn cảm thấy bản thân tệ hại vì quá khó khăn với chính mình.
Hẳn rằng bạn thường có sự đồng cảm mạnh mẽ đối với các nhân vật trong phim ảnh, cùng rơi những giọt nước mắt đau buồn hoặc hạnh phúc với họ. Bạn thấy mình dễ đồng cảm hơn với cảm xúc của người khác. Cũng có lẽ bạn là người hay suy tư và chuyện gì cũng nghĩ ở nhiều chiều hướng khác nhau.
Có người nhận xét bạn là người dễ xúc động, có người lại nói rằng bạn quá ủy mị và yếu đuối… Thực tế, có thể bạn chỉ thuộc kiểu người có tính cách nhạy cảm cao (Highly sensitive person – HSP).
Nghiên cứu chỉ ra rằng cứ 5 người thì có một người thuộc nhóm nhạy cảm cao. Những người nhạy cảm thường quen với việc chiều lòng người khác và không bày tỏ suy nghĩ của bản thân.
1. Tính cách dễ dãi là gì?
Từ điển định nghĩa về “tính cách dễ dãi” là loại người thường làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của người khác bằng những nhu cầu hoặc mong muốn của chính họ. Các chuyên gia cũng nói rằng cảm giác thân thuộc này ăn sâu vào trong DNA của người có tính cách dễ dãi.
Rất nhiều người có tính cách dễ dãi dường như rất tốt bụng và thích giúp đỡ. Bất kể yêu cầu hay nhiệm vụ nào, họ luôn nói “có”.
Đối với người có tính cách dễ dãi thì điều này là chuyện nên làm. Biết bản thân “được cần đến” và giúp đỡ người khác là một cảm giác hân hoan. Ngoài ra, kiểu người này không muốn làm người khác thất vọng.
Song, vì phải đánh đổi và hy sinh nhu cầu của bản thân cho người khác nên kiểu người có loại tính cách này thường bị xem là ngu ngốc, không biết sống cho mình.
2. Sự khác biệt giữa người thích lấy lòng và người vui vẻ giúp đỡ người khác
Vui vẻ giúp người chắc chắn là một phẩm chất đáng ngưỡng mộ.
Tuy nhiên, khi bạn thấy mình bắt đầu có những suy nghĩ như “Tôi thực sự không muốn làm điều này, nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi nói không”, thì điều đó không còn là vui vẻ giúp người nữa.
Bạn có thể nghĩ: “Nếu họ giận mình thì sao?”, “Nếu họ không thích mình nữa thì sao?”, “Họ không muốn làm bạn với mình nữa”…
Vì vậy, nếu những câu hỏi này bắt đầu nảy ra trong đầu và bạn cảm thấy mình cần phải đồng ý với yêu cầu của người khác để tránh cảm giác tồi tệ này, thì đây không phải là tốt bụng đúng nghĩa.
Trong trường hợp này, bạn đồng ý với yêu cầu của người khác không phải vì bạn thực sự muốn nói “có” mà vì bạn sợ phải nói “không”. Điều này có nghĩa là bạn đáp ứng nhu cầu của người khác bằng cách trả giá trong khi bản thân không muốn, từ đó nảy sinh lòng oán giận, bất mãn.
3. Tại sao tính cách dễ dãi khiến bản thân chịu thiệt?
Đầu tiên, chúng ta hãy xem xét “chi phí” cảm xúc của người có tính cách dễ dãi bỏ ra. Hầu hết những người có tính cách dễ dãi có lẽ không nhận ra cái giá cho đến khi quá muộn. Từ phổ biến nhất mà mọi người nói là “có”.
Tuy nhiên, ở một mức độ sâu xa hơn, những người có tính cách dễ dãi đang bảo vệ bản thân khỏi bị tổn thương.
Về bản chất, làm hài lòng người khác có thể khiến bản thân cảm thấy dễ chịu, nhưng loại cảm giác này không hề có thật. Nghĩ kỹ lại, đó thực sự chỉ là một cảm giác dễ chịu nhất thời, bởi vì cảm xúc của chúng ta thường gắn liền với phản ứng của đối phương.
Người thích làm hài lòng người khác thường có xu hướng thay đổi theo thời gian: họ bắt đầu nảy sinh sự oán giận, đặc biệt là sau khi không được đánh giá cao hoặc công nhận cho công sức. Sau đó là cảm giác bị đánh giá thấp và bị lợi dụng, và bắt đầu không muốn tiếp tục làm hài lòng người khác.
4. Tại sao những người nhạy cảm cao lại có xu hướng trở thành những người có tính cách dễ dãi?
Nhiều người nhạy cảm cao hầu hết cảm thấy khác thường, hoặc họ luôn cảm thấy bản thân tệ hại vì quá khó khăn với chính mình. Do đó, được người khác công nhận, hoặc được cần đến, có thể khiến những người nhạy cảm cao cảm thấy dễ chịu. Đây cũng là một trong những lý do tại sao nhiều người nhạy cảm cao lại có xu hướng trở thành những người có tính cách dễ dãi.
Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn có thể là người có tính cách dễ dãi và thích lấy lòng:
– Bạn muốn được người khác yêu thích.
– Bạn phát hiện bản thân luôn tìm kiếm sự công nhận từ người khác.
– Từ chối người khác có thể khiến bạn cảm thấy tội lỗi.
– Bạn luôn lo lắng về cách mình trông như thế nào trong mắt người khác.
– Bạn luôn có thói quen xin lỗi mọi người.
– Bạn sợ bị chỉ trích hoặc làm điều sai trái.
– Bạn luôn tránh tranh cãi với người khác.
– Bạn quen với việc đồng ý với yêu cầu của người khác, ngay cả khi bạn không muốn.
5. Làm thế nào để thay đổi tính cách dễ dãi?
Thay đổi tính cách không hề dễ dàng bởi vì nó đã ăn sâu vào máu. Nhưng chỉ cần thực hành, bạn có thể từ từ thay đổi.
Trước hết, bạn phải đối mặt với xu hướng có “tính cách dễ dãi” của mình. Có can đảm thừa nhận điều này sẽ giúp bạn vượt qua nó một cách từ từ.
Hãy tự hỏi bản thân: “Đối phương sẽ nghĩ gì nếu bạn từ chối họ?”.
Tiếp theo, hãy tự hỏi bản thân: “Nếu nói không với họ, điều đó ảnh hưởng đến mình như thế nào?”. Viết ra tất cả các câu trả lời mà bạn nghĩ đến.
Cuối cùng, hãy tự hỏi bản thân, liệu những gì bạn đã viết ra có thực sự xảy ra hay không. Giận dỗi, thất vọng, mất lòng…?
Song đây hầu như chỉ là những gì bạn tự nghĩ ra.
Bạn cần tin tưởng từ tận đáy lòng rằng nhu cầu của bản thân mới là quan trọng nhất. Đặt ra giới hạn và sống đúng với giá trị của mình có thể khiến bạn cảm thấy thoải mái, không nhất thiết phải làm hài lòng người khác để đạt được sự nhẹ nhõm nhất thời. Hãy nhớ đặt nhu cầu của bản thân lên hàng đầu và những người thật sự quan tâm đến bạn sẽ tôn trọng lựa chọn của bạn.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết