Một nhóm nghiên cứu của Đại học Nebraska-Lincoln do nhà khoa học John DeLong dẫn đầu đã phát hiện ra một loại sinh vật phù du có thể sống bằng cách chỉ hấp thụ virus.
Theo ông DeLong, virus được tạo thành từ những thành phần thực sự tốt, bao gồm axit nucleic, nhiều nitơ và phốt pho. Từ đó, ông và các cộng sự đã nghĩ đến giả thuyết theo quy luật tự nhiên, phải có một sinh vật gì đó ăn được virus.
Để kiểm tra giả thuyết, DeLong và nhóm đã thu thập các mẫu nước từ đường phố, phân lập các vi khuẩn khác nhau và cấy chúng bằng chlorovirus – một loại virus sống trong môi trường nước ngọt.
Sau đó, các nhà khoa học thấy rằng do không có nguồn thức ăn nào khác ngoài virus, quần thể Infusoria Halteria (sinh vật phù du) đã tăng gấp 15 lần trong hai ngày và mức độ chlorovirus trong nước giảm 100 lần. Trong các mẫu nghiên cứu khác không có chlorovirus, quần thể Halteria hoàn toàn không phát triển.
Trong thí nghiệm tiếp theo, chlorovirus được nhuộm bằng thuốc nhuộm huỳnh quang và sau một thời gian, quần thể Infusoria Halteria cũng bắt đầu phát sáng. Điều này xác nhận rằng sinh vật này đang ăn virus
Các tính toán toán học về tỷ lệ tăng trưởng của Infusoria Halteria với sự suy giảm của chlorovirus cũng cho thấy không có sai lệch đáng kể nào, điều này càng khẳng định lý thuyết này.
Trong tương lai, nhóm nghiên cứu có kế hoạch theo dõi hiện tượng này trong tự nhiên và điều tra tác động của nó đối với chuỗi thức ăn và quá trình tiến hóa.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết