Thứ Ba, 31/01/2023
  • Về chúng tôi
  • Điều khoản & Chính sách
  • Quảng cáo
vi Vietnamese
ar Arabiczh-CN Chinese (Simplified)nl Dutchen Englishfr Frenchja Japaneseko Koreanpt Portuguesees Spanishvi Vietnamese
LifeHub
  • Lifestyle
    • Sống Khỏe
    • Thời Trang
  • Đời Sống
    • Pháp Luật
    • Văn Hóa
    • Sao
  • Family
    • Yêu
    • Phụ Nữ
    • Vợ Chồng
    • Nuôi Dạy Trẻ
  • Kinh Tế
    • Tài Chính
    • Công Việc
    • Marketing
  • Review
    • Ẩm Thực
    • Du Lịch
  • Thế Giới
  • LifeHub 360
    • Bạn Có Biết
    • How To
    • Thủ Thuật
  • Công nghệ
  • Video
No Result
View All Result
LifeHub
  • Lifestyle
    • Sống Khỏe
    • Thời Trang
  • Đời Sống
    • Pháp Luật
    • Văn Hóa
    • Sao
  • Family
    • Yêu
    • Phụ Nữ
    • Vợ Chồng
    • Nuôi Dạy Trẻ
  • Kinh Tế
    • Tài Chính
    • Công Việc
    • Marketing
  • Review
    • Ẩm Thực
    • Du Lịch
  • Thế Giới
  • LifeHub 360
    • Bạn Có Biết
    • How To
    • Thủ Thuật
  • Công nghệ
  • Video
No Result
View All Result
LifeHub
No Result
View All Result
Trang chủ Thế Giới

Quốc gia châu Âu duy nhất từ chối chống Nga

Tuấn PhanĐăng bởi Tuấn Phan
27/11/2022
Tình thế của quốc gia châu Âu duy nhất từ chối chống Nga
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp ngày 25/11/2021 ở Sochi, Nga. Ảnh: Reuters

Giữa bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine vẫn tiếp diễn, hầu hết châu Âu đều có lập trường chống Nga. Tuy nhiên, có một quốc gia vẫn từ chối chọn bên, đó là Serbia.

Tại sao lại có những người da đen sở hữu mái tóc vàng tự nhiên?

Bố sát hại con 9 tuần tuổi vì không chịu nổi tiếng quấy khóc

Vì sao Tử Cấm Thành suốt 600 năm không hề mối mọt, chịu được hơn 200 trận động đất?

Tiến thoái lưỡng nan

Serbia được coi là “người bạn” còn lại cuối cùng của Nga ở châu Âu khi nước này không tham gia vào các lệnh trừng phạt của EU. Điều đó khiến Belgrade đối mặt với làn sóng chỉ trích gay gắt và sức ép từ các quan chức EU, những người cho rằng là một nước ứng viên gia nhập EU, Serbia nên có lập trường về chính sách đối ngoại thống nhất với Chính sách An ninh và Đối ngoại chung của EU, trong đó có việc áp trừng phạt lên Nga.

Dù vậy, chính phủ Serbia vẫn bảo vệ quan điểm của mình, nhận định việc chọn bên không nằm trong lợi ích quốc gia của nước này. Giữa bối cảnh môi trường địa chính trị hiện nay phân cực sâu sắc, lập trường trung lập của Serbia ngày càng bị lung lay khi sức ép từ EU không ngừng gia tăng.

Serbia nộp đơn gia nhập EU năm 2009 và tiến hành các cuộc thảo luận về việc gia nhập từ năm 2014. Nước này cũng nhiều lần khẳng định ưu tiên hàng đầu là trở thành thành viên EU.

Tuy nhiên, vào tháng 10, Cao ủy EU về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell khẳng định quá trình gia nhập EU của Serbia đang chững lại do nước này không có chung lập trường về chính sách đối ngoại với châu Âu,

Việc quá trình gia nhập EU bị chậm lại không phải một lời đe dọa quá nghiêm trọng với Serbia bởi nước này hiểu rõ, Belgrade sẽ không được chấp nhận cho gia nhập liên minh cho tới khi giải quyết xong tranh chấp với Kosovo.

Dù vậy, EU vẫn còn những lựa chọn hiệu quả khác để gây sức ép lên Serbia. Belgrade đã nhận hơn 1,5 tỷ euro trong gói ngân sách gia nhập từ 2014 – 2020 và dự kiến sẽ nhận được gói lớn hơn từ 2021 – 2027. Nếu EU quyết định từ chối cho Serbia tiếp nhận gói ngân sách tiền gia nhập này hoặc dừng đầu tư, điều đó rõ ràng sẽ gây tổn thất cho nền kinh tế và sự phát triển của Serbia.

Nhưng nếu thực hiện các lệnh trừng phạt mà EU áp lên Nga, Serbia cũng sẽ chịu thiệt hại không kém. Quốc gia này nhập khẩu 85% khí đốt từ Nga, do đó, bất kỳ động thái nào khiến dòng chảy khí đốt này dừng lại đều sẽ có hậu quả đáng kể đến nền kinh tế và xã hội Serbia.

Hưởng lợi từ quan hệ với Nga

Nếu không áp trừng phạt Nga, Serbia sẽ đảm bảo được thỏa thuận cung cấp khí đốt liên tục kéo dài 3 năm với Moscow cùng những điều khoản thuận lợi.

Điều đó đã khiến Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic khẳng định với người dân nước này rằng họ sẽ không phải chịu đựng một mùa đông khó khăn khi châu Âu thiếu điện và đối mặt với hóa đơn năng lượng tăng chóng mặt. Hợp đồng trên với Nga cũng giúp Serbia có thể xuất khẩu khí tự nhiên sang các nước láng giềng để kiếm lợi nhuận.

Serbia cũng ký kết một thỏa thuận thương mại tự do với Nga, có hiệu lực từ 2006 và ký một thỏa thuận thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á – Âu do Nga dẫn đầu năm 2019, mở ra thị trường rộng lớn cho hàng hóa xuất khẩu của Serbia. Những thỏa thuận này có thể sẽ dừng lại nếu mối quan hệ giữa Serbia và Nga trở nên xấu đi.

Ngoài ra, Serbia cũng chứng kiến các doanh nghiệp của Nga dịch chuyển sang nước này, chủ yếu là ngành IT với hơn 1.000 công ty đăng ký với Phòng Thương mại và Công nghiệp kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra. Ngành hàng không của Serbia cũng được hưởng lợi khi hãng hàng không Air Serbia là hãng hàng không duy nhất ở châu Âu vẫn duy trì các chuyến bay thường xuyên tới các sân bay Nga.

Cuối cùng, Serbia phụ thuộc vào sự ủng hộ chính trị của Nga cũng như ảnh hưởng của Moscow tại Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác để ngăn Kosovo gia nhập, vốn là một phần trong nỗ lực của Serbia để ngăn cản Kosovo được quốc tế công nhận.

Lựa chọn của Serbia

Tuy nhiên, cùng lúc đó, kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, không phải lúc nào Serbia cũng đứng về phía Moscow trên các diễn đàn quốc tế. Hồi tháng 3, nước này đã bỏ phiếu cho nghị quyết của Liên Hợp Quốc chỉ trích chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine và vào tháng 10, nước này đã bỏ phiếu cho một nghị quyết khác bác bỏ việc Nga sáp nhập 4 vùng lãnh thổ ở Ukraine.

Các nhà ngoại giao Serbia ở Liên Hợp Quốc cũng ủng hộ việc dừng tư cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, điều mà ông Vucic nói là do phải chịu sức ép từ EU.

Tất cả những điều trên đã cho thấy bằng cách uyển chuyển trong cuộc đối đầu giữa EU và Nga, Serbia đang cố gắng để hưởng lợi hết mức có thể. Trên thực tế, việc Serbia hợp tác với Đông và Tây Âu xuất phát từ lợi ích của riêng mình thay vì chia sẻ giá trị chung.

Cảnh báo của EU về việc dừng quá trình đàm phán để gia nhập EU có lẽ không ảnh hưởng nhiều đến Serbia bởi dư luận nước này ngày càng ít hào hứng với việc gia nhập liên minh.

Những cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy sự ủng hộ về việc gia nhập EU ở Serbia không chỉ giảm xuống dưới ngưỡng 50% mà tỷ lệ những người phản đối trở thành thành viên EU đã lớn hơn số người ủng hộ. Xu hướng này diễn ra chủ yếu là do yêu cầu bình thường hóa quan hệ với Kosovo mà EU nêu ra như một điều kiện để trở thành thành viên của liên minh.

Cùng lúc đó, với mối quan hệ về văn hóa, lịch sử và tôn giáo chặt chẽ với Nga trong những năm qua, câu hỏi đặt ra là nếu chọn bên, liệu Serbia có chọn đối đầu với EU?

Câu trả lời rõ ràng là không. Chính phủ Serbia hiểu rõ, cho tới nay EU là đối tác thương mại lớn nhất của nước này khi chiếm hơn 60% tổng kim ngạch thương mại năm 2021. Để so sánh thì kim ngạch thương mại giữa Serbia và Nga chỉ chiếm chưa tới 5%. Vì vậy, lợi ích kinh tế chủ yếu của Serbia nằm ở sự hợp tác với EU.

Phản ứng trước sức ép ngày càng gia tăng từ EU, lập trường trung lập của chính phủ Serbia đang bắt đầu lung lay. Trong một tuyên bố trước truyền thông gần đây, Tổng thống Vucic cho biết ông vẫn duy trì chính sách hiện tại cho tới thời điểm cái giá phải trả của Serbia lớn hơn so với dự tính và cho đến khi Serbia cần thừa nhận một thực tế khác.

Chính phủ Serbia cho biết nước này sẽ không thể mua dầu Nga do lệnh trừng phạt của EU có hiệu lực vào tháng 12. Nước này cũng đã thông báo kế hoạch đầu tư trị giá 12 tỷ euro để đa dạng hóa nguồn nhập khẩu khí đốt và dầu mỏ./.

Lifehub tổng hợp

Nguồn bài viết https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/tinh-the-cua-quoc-gia-chau-au-duy-nhat-tu-choi-chong-nga-post986779.vov
FacebookTwitterPinterestEmail
Tags: an ninh thế giớiNgaTin nóng Thế Giới 24h

Theo dõi lifehub.vn để cập nhật tin tức mới mỗi ngày!

Đăng ký

TIN LIÊN QUAN

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 29/1
Thế Giới

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga – Ukraine ngày 29/1

31/01/2023
Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 25/1
Thế Giới

Cập nhật diễn biến tình hình chiến sự Nga – Ukraine ngày 25/1

26/01/2023
Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 23/1
Thế Giới

Cập nhật diễn biến tình hình chiến sự Nga – Ukraine ngày 23/1

24/01/2023
Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 22/1
Thế Giới

Cập nhật diễn biến tình hình chiến sự Nga – Ukraine ngày 22/1

23/01/2023
Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 21/1
Thế Giới

Cập nhật diễn biến tình hình chiến sự Nga – Ukraine ngày 21/1

22/01/2023
Giới siêu giàu 'đốt' tiền như thế nào?
Kinh Tế

Giới siêu giàu ‘đốt’ tiền vào những hoạt động nào?

20/01/2023

TIN VỪA LÊN

Hàng triệu người bị sập bẫy ứng dụng lừa đảo xem quảng cáo kiếm tiền, nhiều người Việt là nạn nhân
Công nghệ

Hàng triệu người bị sập bẫy ứng dụng lừa đảo xem quảng cáo kiếm tiền, nhiều người Việt là nạn nhân

31/01/2023

Lợi dụng tâm lý muốn kiếm tiền của nhiều người, những lời mời chào hoang đường đã khiến nhiều người...

Đọc tiếp
Lời khai của đối tượng trộm hơn 100 lượng vàng ở TP.HCM
Pháp Luật

Lời khai của đối tượng trộm hơn 100 lượng vàng ở TP.HCM

31/01/2023

Ngoài đột nhập tiệm vàng ở TP.HCM trộm hơn 100 lượng vàng, đối tượng còn khai trước đó đã từng...

Đọc tiếp
5 nguyên nhân khiến điện thoại của bạn bị nóng
Công nghệ

5 nguyên nhân khiến điện thoại của bạn bị nóng

31/01/2023

Bạn đã bao giờ thắc mắc: "Tại sao điện thoại của tôi nóng?". Bài viết này sẽ đưa ra câu...

Đọc tiếp
ChatGPT thông minh tới đâu mà khiến Google cũng phải “phát hoảng”?
Công nghệ

ChatGPT thông minh tới đâu mà khiến Google cũng phải “phát hoảng”?

31/01/2023

ChatGPT được đánh giá là một đột phá về trí tuệ nhân tạo khi nó có thể trả lời mọi...

Đọc tiếp
Yên Bái: Tai nạn máy bay quân sự, một phi công hy sinh
Đời Sống

Yên Bái: Tai nạn máy bay quân sự, một phi công hy sinh

31/01/2023

Vừa xảy ra một vụ tai nạn máy bay quân sự ở khu vực sân bay Yên Bái, khiến một...

Đọc tiếp
Phần lớn mọi người đều mắc các sai lầm này khi ăn tôm
Bạn Có Biết

Phần lớn mọi người đều mắc các sai lầm này khi ăn tôm

31/01/2023

Rất nhiều người cố gắng ăn tôm cả vỏ vì tưởng vỏ tôm chứa nhiều canxi, và đây chỉ là...

Đọc tiếp

ĐÁNG CHÚ Ý

Ê kíp bức xúc vì phim 18+ của Minh Hằng, Ngọc Trinh bị phát tán trên mạng xã hội

Phim 18+ “chị chị em em 2” của Minh Hằng, Ngọc Trinh bị phát tán trên Tiktok

25/01/2023
Ngày vía Thần Tài 2023 vào ngày nào, mua gì để gặp may mắn?

Ngày vía Thần Tài 2023 mua gì để gặp may mắn?

27/01/2023
CLIP: Tưới xăng đốt người giữa đường vì ghen tuông ở Quảng Nam

CLIP: Tưới xăng đốt người giữa đường vì ghen tuông ở Quảng Nam

29/01/2023
Ngày vía Thần Tài nên và không nên làm những điều gì?

Ngày vía Thần Tài nên và không nên làm những điều gì?

09/02/2022
CLIP: Hành hạ mèo gây phẫn nộ của 2 đứa trẻ và câu chuyện "trẻ con nó có biết gì đâu"

CLIP: Hành hạ mèo gây phẫn nộ của 2 đứa trẻ và câu chuyện “trẻ con nó có biết gì đâu”

25/01/2023
Xuất hiện clip camera vụ sát hại đôi nam nữ ở Bắc Ninh

Xuất hiện clip camera vụ sát hại đôi nam nữ ở Bắc Ninh

26/10/2022
Hà Nội: Thanh niên đâm bạn gái tử vong trên đường Vương Thừa Vũ, nghi do mâu thuẫn tình cảm

Hà Nội: Thanh niên đâm bạn gái tử vong trên đường Vương Thừa Vũ, nghi do mâu thuẫn tình cảm

13/01/2023
Phẫn nộ với clip hai bố con hợp sức đánh ông nội ngay trong nhà

Clip: Hai bố con cùng nhau đánh ông nội ở trong nhà

28/12/2022

TIN MỚI

Tại sao lại có những người da đen sở hữu mái tóc vàng tự nhiên?
Thế Giới

Tại sao lại có những người da đen sở hữu mái tóc vàng tự nhiên?

31/01/2023
Bé gái bị bỏ rơi trên tàu SE1, trên người vẫn còn dây rốn
Đời Sống

Bé gái bị bỏ rơi trên tàu SE1, trên người vẫn còn dây rốn

31/01/2023
Hết Tết, có nên vội vàng "bùng cháy" ngay với công việc?
Đời Sống

Hết Tết, có nên vội vàng “bùng cháy” ngay với công việc?

31/01/2023
Trục xuất cụ bà 86 tuổi về Campuchia do đem lượng lớn ngoại tệ, vàng vào Việt Nam để thăm con
Pháp Luật

Trục xuất cụ bà 86 tuổi về Campuchia do đem lượng lớn ngoại tệ, vàng vào Việt Nam để thăm con

31/01/2023
3 người cùng công ty nhập viện cấp cứu sau chầu rượu liên hoan khai xuân
Đời Sống

3 người cùng công ty nhập viện cấp cứu sau chầu rượu liên hoan khai xuân

31/01/2023
  • Về chúng tôi
  • Điều khoản & Chính sách
  • Quảng cáo
DMCA.com Protection Status © 2022 - lifehub.vn

- Đơn vị chủ quản: Công ty TNHH SCORP VIỆT NAM - Địa chỉ: 161 Trường Chinh, TP. Vinh, Nghệ An
- Giấy phép ICP số: 56/GP-TTĐT do sở Thông tin & Truyền thông tỉnh Nghệ An cấp ngày 24/05/2022
- Chịu trách nhiệm nội dung: Phan Đình Tuấn - Liên hệ và quảng cáo: 0858.14.7777 - Email: lifehub.vn@gmail.com

No Result
View All Result
  • Lifestyle
    • Sống Khỏe
    • Thời Trang
  • Đời Sống
    • Pháp Luật
    • Văn Hóa
    • Sao
  • Family
    • Yêu
    • Phụ Nữ
    • Vợ Chồng
    • Nuôi Dạy Trẻ
  • Kinh Tế
    • Tài Chính
    • Công Việc
    • Marketing
  • Review
    • Ẩm Thực
    • Du Lịch
  • Thế Giới
  • LifeHub 360
    • Bạn Có Biết
    • How To
    • Thủ Thuật
  • Công nghệ
  • Video
vi Vietnamese
ar Arabiczh-CN Chinese (Simplified)nl Dutchen Englishfr Frenchja Japaneseko Koreanpt Portuguesees Spanishvi Vietnamese

- Đơn vị chủ quản: Công ty TNHH SCORP VIỆT NAM - Địa chỉ: 161 Trường Chinh, TP. Vinh, Nghệ An
- Giấy phép ICP số: 56/GP-TTĐT do sở Thông tin & Truyền thông tỉnh Nghệ An cấp ngày 24/05/2022
- Chịu trách nhiệm nội dung: Phan Đình Tuấn - Liên hệ và quảng cáo: 0858.14.7777 - Email: lifehub.vn@gmail.com

Chào mừng bạn!

Đăng nhập tài khoản của bạn phía dưới

Quên mật khẩu?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Đăng nhập

Add New Playlist