Giả thuyết này xuất hiện sau khi các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu kiểm tra một loài chuột gai Nhật Bản.
Những con chuột trong nghiên cứu không còn phụ thuộc vào nhiễm sắc thể đực cũ để mã hóa các đặc điểm giới tính đực. Thay vào đó, một thứ “hoàn toàn mới” đã phát triển để thay thế nó, các học giả từ Đại học Hokkaido của Nhật Bản đã tiết lộ trong công trình nghiên cứu được xuất bản vào tháng 11 trên tạp chí Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia.
Trong khi các nhiễm sắc thể Y của động vật có vú đã bị thu hẹp và suy giảm chức năng trong hàng triệu năm, phân tích từ những con chuột được tìm thấy trên quần đảo Amami chỉ ra rằng nhiễm sắc thể mới này hiện có thể chuyển sang các đặc điểm giới tính nam.
Nhà nghiên cứu Nhật Bản Asato Kuroiwa và các cộng sự đã ngoại suy kết quả của thí nghiệm cho nhân loại.
“Không có lý do gì để nghĩ rằng nhiễm sắc thể Y của chúng ta mạnh hơn nhiễm sắc thể của chuột gai”, Jenny Graves thuộc Đại học La Trobe của Australia nói với tạp chí New Scientist vào đầu tuần này. Trước đây, bà Jenny Graves đã dự đoán, nhiễm sắc thể Y sẽ không còn tồn tại trong vòng 10 triệu năm tới.
“Khi con người cạn kiệt nhiễm sắc thể Y, họ có thể bị tuyệt chủng (nếu chúng ta chưa tuyệt chủng từ trước đó), hoặc họ có thể tiến hóa một gen giới tính mới xác định các nhiễm sắc thể giới tính mới”, bà Graves đưa ra giả thuyết.
Các nhà nghiên cứu khác quan sát thấy rằng, ngay cả khi sự biến mất của nhiễm sắc thể Y đồng nghĩa với sự diệt vong của động vật có vú giống đực, điều này cũng không nhất thiết báo hiệu sự kết thúc của loài.
Nhà nghiên cứu tiến hóa giới tính Root Gorelick của Đại học Carleton nói với tạp chí Newsweek: “Những con cái (ở một số loài), ở đây tôi muốn nói đến những sinh vật tạo ra giao tử lớn (tế bào sinh sản) gọi là tế bào trứng, có thể tự thụ tinh”.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết