Đối mặt với những cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi. Hiện tượng tâm lý “trốn tránh” vấn đề là một điều vô cùng bình thường.
Trước những guồng quay xô bồ của cuộc sống hiện đại, khi phải đối diện với những tình huống căng thẳng, con người thường có xu hướng né tránh, hay thậm chí lựa chọn “biến mất” trước những áp lực quá sức chịu đựng.
Trong cuốn Vào Trong Hoang Dã của tác giả Jon Krakauer có viết: “Cuối cùng thì anh ấy đã được giải thoát khỏi cái thế giới đầy những ngột ngạt, không còn áp lực đến từ gia đình hay bạn bè, đến với một thế giới an toàn và đủ đầy, không còn đau buồn và được sống trong những hạnh phúc đích thực”.
Alexander McCandless – nam chính của câu chuyện, là một nhân vật có thật. Đó là một chàng trai Mỹ vừa tốt nghiệp đại học, từ bỏ tất cả để dấn thân vào cuộc phiêu lưu dọc chiều đất nước, tạo nên một chuyến phiêu lưu rực rỡ của tuổi trẻ.
Thực tế, không phải tất cả mọi người đều mang trong mình đam mê khám phá và chinh phục thiên nhiên kỳ thú, nhưng rất nhiều người chia sẻ rằng, đôi lúc, họ cũng muốn được bỏ lại tất cả mà đi như McCandless. Thế kỷ 20 đánh dấu sự phát triển của truyền thông, mạng xã hội trở nên phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, trở thành nơi để con người chia sẻ cảm xúc. Chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm những hình ảnh, hay bài đăng chia sẻ về “sự biến mất trong thầm lặng”.
Sự “biến mất” ở đây không liên quan đến các chuyến du lịch hay có suy nghĩ dại dột, chúng đơn giản là việc chạy trốn khi cảm giác tuyệt vọng gia tăng. Theo như chia sẻ của Nhà tâm lý học lâm sàng Therese Mascardo: “Tâm lý tưởng tượng việc được trốn thoát hay biến mất là điều hoàn toàn bình thường. Chúng là cơ chế phổ biến giúp cơ thể giảm bớt áp lực một cách tạm bợ cho những xúc cảm khó khăn hoặc phức tạp hơn”.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, não bộ của co người có khả năng phản ứng lại căng thẳng theo 4 bước sau: đấu tranh, đóng băng, thỏa hiệp hoặc chạy trốn.
Phản ứng đầu chuỗi cảm xúc – đấu tranh liên quan đến hành vi quyết liệt đối mặt với nguy hiểm. Sử dụng sự tĩnh lặng để né tránh mối đe dọa hoặc khiến người khác không thể hành động phản đối lại chính là “đóng băng”. Thỏa hiệp hoặc nịnh nọt là khi bạn tìm cách hòa giải, làm hài lòng đối phương để tránh gây xung đột. Còn cảm xúc “chạy trốn” là khi con người lựa chọn né tránh, biến mất hoàn toàn mà không một lời giải thích trước tình huống cần giải quyết. Đơn giản hơn, là “bỏ chạy” cũng là một lựa chọn để con người đối mặt với thách thức.
Thông thường, những ý tưởng “biến mất” xảy ra khi con người cảm thấy choáng ngợp bởi cảm xúc và cần được giải tỏa, đặc biệt là khi chúng ta rơi vào cảm xúc bị cô lập. Về cơ bản, điều này gắn bó với bản năng sinh tồn của con người.
Lựa chọn “biến mất trong âm thầm” là hành động tâm lý ẩn chứa nhiều hàm ý, ví dụ như: Tôi đang cô đơn và cần sự quan tâm; Tôi thấy buồn và muốn được an ủi, Tôi thấy quá tải và cần giải pháp, Tôi lạc lõng, vô định và cần định hướng mục đích sống, Tôi mệt mỏi và cần nghỉ ngơi…
Nhưng trên thực tế, rất ít người có thể thành công “biến mất hoàn toàn”, vì cuộc sống luôn vận hành, chúng ta phải đối mặt với áp lực kinh tế, làm việc nuôi sống gia đình, phải duy trì các mối quan hệ xã hội.
Do đó, nhà tâm lý học Mascardo đã đã đưa ra một vài gợi ý để giúp chúng ta có thể đối phó với những cảm giác khó chịu, mệt mỏi.
Xây dựng không gian riêng cho bản thân
Cho bản thân sự nghỉ ngơi để giảm bớt choáng ngợp trước những tình huống căng thẳng là điều vô cùng cần thiết. Đây là lúc chúng ta nên đứng dậy và ra ngoài, đi dạo phố, uống tách cafe, tìm một không gian để “chill” hoặc thư giãn với bạn bè.
Hãy nghỉ ngơi chút đi
Cuộc sống là những guồng quay diễn ra liên tục, văn hóa công sở hối hả khiến chúng ta đôi khi có suy nghĩ, nghỉ ngơi hoặc đi chậm lại là yếu đuối và không có năng lực. Nhưng thực tế, cơ thế chúng ta là một bộ máy vận hành và chúng cũng cần được nghỉ ngơi, để phục hồi năng lượng. Đã đến lúc bạn tắt máy tính và đi ngủ một giấc thật sâu, hay dành cho bản thân một chuyến đi du lịch.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể “chữa lành” cảm xúc của chính mình, bằng những hoạt động như vẽ tranh, ca hát,.. hoặc bất kỳ điều gì khiến bạn cảm thấy vui vẻ và yêu đời hơn.
Làm quen với thiền
Thiền chánh niệm là một trong những phương pháp thực hành khoa học, được hỗ trợ và dễ tiếp cận để cải thiện sức khỏe. Với những người mới bắt đầu, bạn có thể tìm kiếm các tài liệu về thiền định qua mạng Internet, hoặc bắt đầu từ việc đếm số và điều hòa nhịp thở.
Vận động
Thay vì đóng khung trong những suy nghĩ tiêu cực, bạn hãy đi ra ngoài vận động trước khi bị chúng nhấn chìm. Đi đến phòng gym, chơi các môn thể thao, hoặc đi tập nhảy, khi cơ thể đổ mồ hôi, chúng giúp ta bớt nặng nề đi về thể chất lẫn tư duy.
Đối mặt trực tiếp
Điều mạnh mẽ nhất và cũng là cách tốt nhất để đối mặt với những cảm xúc “biến mất” và “muốn trốn chạy” đó là đối mặt trực tiếp với vấn đề, tìm ra nguyên trực tiếp gây ra sự căng thẳng mệt mỏi, gốc rễ của vấn đề.
Đơn giản hơn, bản hãy dành thời gian để tìm ra nhu cầu của mình, đó là những mong muốn về vấn đề nào, hãy luôn có thái độ sống tích cực và đừng ngại chia sẻ bạn nhé.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết