Theo Cool Cosmos, một trong những yếu tố tác động đến màu sắc của mỗi hành tinh là vật chất được tìm thấy trên bề mặt của chúng.
Màu sắc đóng một phần quan trọng trong cách chúng ta nhìn nhận thế giới. Từ cửa đôi mắt của mình, nhân loại có thể nhìn thấy rất nhiều sắc thái khác nhau. Vô số màu sắc bao quanh chúng ta từ những chiếc lá màu cam cháy đến những bông hoa màu đỏ thẫm, từ màu trắng như tuyết đến màu bê tông đen như mực, v.v.
Nhưng khi chúng ta nhìn Trái Đất từ bên ngoài không gian, nó sẽ lấp lánh như một quả cầu với hai tông màu xanh lam và xanh lục. Điều này là do Trái Đất có 71% là nước và trên mặt đất lại có những cây xanh. Không chỉ hành tinh của chúng ta, mà mọi hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời đều mang màu sắc độc đáo của riêng nó.
Khi chúng ta nghĩ về màu sắc, chúng ta thấy nó chỉ đơn thuần là một manh mối trực quan. Tuy nhiên, trong thực tế, màu sắc không phải là một đối tượng hữu hình vì nó là một thông điệp được truyền giữa não và mắt của con người.
Theo Pantone, nhận thức màu sắc là cách bộ não của chúng ta dịch khả năng hấp thụ ánh sáng. Vì vậy, trong khi chúng ta cảm nhận một quả táo là có màu “đỏ” thì thực chất đây chỉ là thông điệp mà mắt chúng ta nói với não của chúng ta rằng vật thể – trong trường hợp này là một quả táo – đang phản chiếu một bước sóng ánh sáng cụ thể.
Mỗi vật thể được bộ não của chúng ta nhận dạng với một màu khác nhau như một cách ghi nhãn lượng ánh sáng mà vật thể đó phản chiếu. Trên Trái Đất, các tế bào thụ cảm ánh sáng của chúng ta có thể dịch khoảng một triệu màu xung quanh chúng ta ở mọi phía.
Theo Cool Cosmos, một trong những yếu tố tác động đến màu sắc của mỗi hành tinh là vật chất được tìm thấy trên bề mặt của chúng. Ví dụ, địa hình của Sao Thủy chủ yếu bao gồm vật liệu giàu carbon mà cụ thể là than chì, do đó thông qua kính thiên văn, chúng ta có thể thấy được hành tinh này có màu xám. Thế nhưng màu xám này lại hoàn toàn khác biệt so với màu xám của Mặt Trắng, bởi màu xám của Mặt Trăng là kết quả của sắt, không phải than chì.
Theo các nhà khoa học, các mảng than chì của Sao Thủy không chỉ được tìm thấy trên bề mặt hành tinh. Chúng cũng có khả năng nằm bên dưới lớp vỏ hành tinh, một manh mối để chúng ta có thể tìm hiểu hành tinh này trông như thế nào trong quá khứ.
Giống như vật liệu bề mặt, khí quyển cũng tác động đến sự phản xạ và hấp thụ ánh sáng. Điều này cũng góp phần tạo ra màu sắc của hành tinh. Ví dụ, các thuộc tính màu cam cháy và màu vàng nhạt mà chúng nhìn thấy trên Sao Kim, thực chất là các lớp carbon dioxide và axit sulfuric dày đặc trong bầu khí quyển của hành tinh này.
NASA báo cáo rằng Sao Thiên Vương có màu xanh lam dịu mát bởi nó một lượng khí mêtan nhất định trong bầu khí quyển. Điều thú vị là khí mêtan trên Sao Thiên Vương hấp thụ ánh sáng đỏ nhưng phản xạ lại vào không gian thành màu xanh lam.
Nhắc đến màu đỏ, chúng ta không thể không nhắc tới Sao Hỏa, hành tinh nổi tiếng với vẻ ngoài màu đỏ rực lửa. Theo Space, Sao Hỏa có nhiều sắt từ bề mặt đến lõi của nó, điều mà nhiều nhà khoa học tin rằng đó là kết quả của kích thước nhỏ hơn và lực hấp dẫn yếu hơn khi so với Trái Đất.
Trong những hoàn cảnh khác nhau, tất cả lượng sắt đó sẽ khiến hành tinh có màu xám. Tuy nhiên, Sao Hỏa lại có bầu khí quyển, tuy khá mỏng nhưng nó cũng chứa một lượng oxy nhất định, và điều này khiến cho sắt bị oxy hóa, sau đó biến hành tinh này trở thành màu đỏ.
Những cơn bão cũng có thể làm thay đổi màu sắc của hành tinh
Khi chúng ta nghĩ về màu sắc của một hành tinh, chúng ta thường cho rằng màu sắc của chúng là cố định và không đổi. Tuy nhiên, bởi vì màu sắc được coi là ánh sáng bị phản xạ hoặc hấp thụ, điều này có nghĩa là các cơn bão dữ dội trên hành tinh có thể thay đổi màu sắc của hành tinh khi gió di chuyển qua bầu khí quyển. Nói cách khác, màu sắc của một hành tinh sẽ không cố định hoàn toàn, đặc biệt là khi hành tinh đó có một số hiện tượng thời tiết kỳ lạ đang diễn ra.
Theo Universe Today, đây chính xác là những gì đang xảy ra trên Sao Mộc. Một hành tinh khí khổng lồ trong Hệ Mặt Trời và cũng là hành tinh có số cơn bão diễn ra tương đối nhiều. Theo đó, hành tinh này có rất nhiều màu sắc và không hề cố định. Business Insider đưa tin, một số phần của Sao Mộc luôn bị ảnh hưởng bởi những cơn bão và biến động về màu sắc, chuyển từ đỏ sang trắng tùy thuộc vào nhiệt độ của lõi bão.
Độ dày của mây che phủ và sương mù cũng ảnh hưởng đến màu sắc của hành tinh
NASA báo cáo rằng các hành tinh có thể có các thuộc tính giống nhau đến kinh ngạc nhưng vẫn có thể có màu sắc khác nhau, ví dụ là Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương. Hai hành tinh này có ngoại hình gần như giống nhau về vật chất, khối lượng, bầu khí quyển và thậm chí cả kích thước.
Theo đó, chúng buộc phải có màu sắc giống nhau khi được quan sát từ không gian. Tuy nhiên, chúng lại có các sắc thái khác nhau với Sao Hải Vương có màu xanh lam và Sao Thiên Vương có màu xanh dương. Nghiên cứu mới cho thấy sự khác biệt là do Sao Thiên Vương tạo ra một lớp mây mù dày hơn bao trùm toàn bộ hành tinh và khiến màu xanh của nó có vẻ xỉn hơn, ít nhất là đối với mắt người.
Trên thực tế, khả năng nhận thức ánh sáng của chúng ta bị hạn chế do đặc điểm sinh học của nhân loại, điều đó khiến chúng ta mù trước nhiều màu sắc trong vũ trụ.
Theo NASA , kính thiên văn của chúng ta được thiết kế để thu các phần nhỏ của bước sóng hồng ngoại và tia cực tím không thể nhìn thấy bằng mắt người nhưng có thể nhìn thấy đối với các sinh vật Trái Đất khác như chim, ễnh ương và bướm. Tuy nhiên, ngay cả công nghệ tiên tiến này cũng không thu được toàn bộ quang phổ ánh sáng, có nghĩa là tất cả các hành tinh có thể có màu sắc hoàn toàn khác với những gì chúng ta chỉ nhìn thấy.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết