Thứ Năm, 09/02/2023
  • Về chúng tôi
  • Điều khoản & Chính sách
  • Quảng cáo
vi Vietnamese
ar Arabiczh-CN Chinese (Simplified)nl Dutchen Englishfr Frenchja Japaneseko Koreanpt Portuguesees Spanishvi Vietnamese
LifeHub
  • Lifestyle
    • Sống Khỏe
    • Thời Trang
  • Đời Sống
    • Pháp Luật
    • Văn Hóa
    • Sao
  • Family
    • Yêu
    • Phụ Nữ
    • Vợ Chồng
    • Nuôi Dạy Trẻ
  • Kinh Tế
    • Tài Chính
    • Công Việc
    • Marketing
  • Review
    • Ẩm Thực
    • Du Lịch
  • Thế Giới
  • LifeHub 360
    • Bạn Có Biết
    • How To
    • Thủ Thuật
  • Công nghệ
  • Video
No Result
View All Result
LifeHub
  • Lifestyle
    • Sống Khỏe
    • Thời Trang
  • Đời Sống
    • Pháp Luật
    • Văn Hóa
    • Sao
  • Family
    • Yêu
    • Phụ Nữ
    • Vợ Chồng
    • Nuôi Dạy Trẻ
  • Kinh Tế
    • Tài Chính
    • Công Việc
    • Marketing
  • Review
    • Ẩm Thực
    • Du Lịch
  • Thế Giới
  • LifeHub 360
    • Bạn Có Biết
    • How To
    • Thủ Thuật
  • Công nghệ
  • Video
No Result
View All Result
LifeHub
No Result
View All Result
Trang chủ LifeHub 360 Bạn Có Biết

‘Vùng tử thần’ trên đỉnh Everest tác động thế nào tới cơ thể con người?

Giao LinhĐăng bởi Giao Linh
04/01/2023

Ở độ cao 5 dặm so với mực nước biển, oxy trong không khí loãng đến mức ngay cả khi có bình khí oxy bổ sung, các nhà leo núi có cảm giác như đang “chạy trên máy chạy bộ và thở bằng ống hút”.

6 loại ung thư có tỷ lệ người Việt mắc phải nhiều nhất hiện nay

Ma túy nước biển là gì?

Tại sao nọc độc bọ cạp lại được mệnh danh là chất lỏng đắt nhất thế giới?

Cơ thể con người hoạt động tốt nhất ở độ cao bằng với mực nước biển do mật độ oxy trong không khí đủ cho não và phổi của chúng ta hoạt động. Ngược lại, ở độ cao lớn hơn nhiều, cơ thể chúng ta không thể hoạt động bình thường khi mật độ oxy quá loãng.

Theo đó, những nhà leo núi nếu muốn chinh phục đỉnh Everest, đỉnh núi cao nhất thế giới ở độ cao 8.848 mét so với mực nước biển sẽ dũng cảm vượt qua cái được gọi là “vùng tử thần”.

“Chạy trên máy chạy bộ và thở bằng ống hút”

Vùng tử thần là khu vực có độ cao trên 8.000 mét, nơi có quá ít oxy đến nỗi tế bào trong cơ thể lịm dần theo từng phút. Trong vùng tử thần, não và phổi của những người leo núi bị thiếu oxy, nguy cơ đau tim và đột quỵ tăng lên, đồng thời khả năng phán đoán của họ nhanh chóng bị suy giảm.

“Cơ thể của bạn đang suy sụp và về cơ bản là đang chết. [Buổi leo núi] bỗng trở thành một cuộc chạy đua với thời gian“, Shaunna Burke, một nhà leo núi đã chinh phục đỉnh Everest vào năm 2005, nói với Business Insider.

Những điều đáng sợ xảy ra với cơ thể con người tại 'vùng tử thần' của đỉnh Everest
Đoàn người chinh phục nóc nhà thế giới – Ảnh: Internet.

Năm 2019, ít nhất 11 người thiệt mạng trên đỉnh Everest, hầu hết đều trải qua một khoảng thời gian quá lâu ở vùng tử thần. Nó đã trở thành một trong những mùa leo núi chết chóc nhất trên Everest trong những năm gần đây.

Ở mực nước biển, không khí chứa khoảng 21% oxy. Nhưng ở độ cao trên 3,6km, mức oxy thấp hơn 40% so với mức trung bình ở mực nước biển. Theo chia sẻ của Jeremy Windsor, một bác sĩ đã leo lên đỉnh Everest vào năm 2007, các mẫu máu lấy từ bốn người leo núi trong khu vực tử thần cho thấy họ đã sống sót với lượng oxy chỉ bằng 1/4 lượng họ cần để sinh tồn ở mực nước biển.

“Những con số này có thể so sánh với những chỉ số trên những bệnh nhân sắp qua đời“, Windsor nói.

Ở độ cao 8 kilomet so với mực nước biển, oxy trong không khí loãng đến mức ngay cả khi có bình khí oxy bổ sung, các nhà leo núi có cảm giác như đang “chạy trên máy chạy bộ và thở bằng ống hút“, theo nhà làm phim kiêm nhà leo núi David Breashears.

Những điều đáng sợ xảy ra với cơ thể con người tại 'vùng tử thần' của đỉnh Everest
Núi Everest – Ảnh: Internet.

Phải thích nghi với tình trạng thiếu oxy

Việc thiếu oxy dẫn đến vô số rủi ro về sức khỏe. Khi lượng oxy trong máu của bạn giảm xuống dưới một mức nhất định, nhịp tim của bạn sẽ tăng vọt lên tới 140 nhịp mỗi phút, làm tăng nguy cơ bị đau tim.

Những người leo núi phải cho cơ thể họ thời gian để thích nghi với điều kiện khắc nghiệt ở dãy Himalaya trước khi cố gắng chinh phục đỉnh Everest. Các đoàn thám hiểm thường thực hiện ít nhất ba chuyến đi lên núi từ Trại Chân núi Everest (ở độ cao 5,3 km, cao hơn gần như mọi ngọn núi ở châu Âu). Mỗi đoàn leo núi sẽ lần lượt di chuyển lên 3 trại tiếp theo, trước khi thực hiện chặng leo cuối cùng lên đỉnh. Tại trạm thứ tư, đa số các đoàn lên đỉnh Everest sẽ bắt đầu hành trình lúc nửa đêm.

Trong suốt những tuần ở độ cao lớn, cơ thể bắt đầu tạo ra nhiều huyết sắc tố (protein trong các tế bào hồng cầu giúp vận chuyển oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể) hơn để bù đắp.

Nhưng quá nhiều huyết sắc tố có thể làm máu của con người đặc lại, khiến tim khó bơm máu đi khắp cơ thể hơn. Điều đó có thể dẫn đến đột quỵ hoặc tích tụ chất lỏng trong phổi. Trên Everest, một tình trạng gọi là phù phổi do độ cao (HAPE) rất phổ biến. Việc kiểm tra nhanh bằng ống nghe có thể phát hiện ra âm thanh lạ khi chất lỏng rò rỉ vào phổi.

Những điều đáng sợ xảy ra với cơ thể con người tại 'vùng tử thần' của đỉnh Everest
Trại Chân núi Everest – Ảnh: Nat Geo.

Các triệu chứng khác bao gồm mệt mỏi, cảm giác sắp ngạt thở vào ban đêm, suy nhược và ho dai dẳng tiết ra chất lỏng màu trắng hoặc có bọt. Đôi khi cơn ho dữ dội đến mức có thể làm nứt hoặc lệch xương sườn. Những người leo núi bị HAPE luôn bị hụt hơi, ngay cả khi nghỉ ngơi.

Bên cạnh đó, nếu não không nhận đủ oxy, nó có thể bắt đầu sưng lên, gây ra tình trạng gọi là phù não do độ cao (HACE)

Việc não bị sưng tấy này có thể gây buồn nôn, khó suy nghĩ và lý luận. Một bộ não thiếu oxy có thể khiến những người leo núi quên mất mình đang ở đâu và rơi vào trạng thái mê sảng mà một số chuyên gia coi là một dạng rối loạn tâm thần ở độ cao. Khả năng phán đoán của những người leo núi thiếu oxy trở nên kém đi và họ được biết là có những hành động kỳ lạ như bắt đầu cởi bỏ quần áo hoặc nói chuyện với những người bạn tưởng tượng.

Những điều đáng sợ xảy ra với cơ thể con người tại 'vùng tử thần' của đỉnh Everest
Hành trình chinh phục Everest vẫn là một trong những thử thách đáng thực hiện nhất – Ảnh: Internet.

Những mối nguy hiểm khác có thể bao gồm mất ngủ, mù tuyết và nôn mửa. Nhà leo núi Burke cho biết, trong khi leo núi, cô bị ho liên tục không dứt.

“Cứ mỗi nhịp thở thứ hai hoặc thứ ba, cơ thể bạn lại thở hổn hển và bạn đánh thức mình dậy“, cô nói. Không khí loãng đến nỗi cô không thể ngủ ngon.

“Tình trạng cơ thể con người sẽ bắt đầu xấu đi“, Hackett nói thêm. “Giấc ngủ trở thành một vấn đề. Quá trình tiêu hao cơ diễn ra. Quá trình giảm cân diễn ra.”

Buồn nôn và nôn do các bệnh liên quan đến độ cao, bao gồm HAPE và HACE, cũng làm giảm cảm giác thèm ăn. Ánh sáng chói từ băng tuyết ngút tầm mắt có thể gây hiện tượng mù tuyết – mất thị lực tạm thời, hay thậm chí vỡ mạch máu trong mắt.

Bất kỳ phần da nào hở ra ngoài đều bị đóng băng ngay lập tức. Việc mất lưu thông máu đến các ngón tay và ngón chân của người leo núi có thể gây tê cóng, và trong những trường hợp nghiêm trọng – nếu da và các mô bên dưới chết – hoại tử. Mô hoại tử thường cần được cắt bỏ. Tất cả sự suy yếu về thể chất và thị lực kém này có thể dẫn đến những cú ngã chết người.

Việc ra quyết định sai lầm cũng có thể khiến người leo núi quên kẹp dây an toàn, đi lạc khỏi lộ trình hoặc không chuẩn bị đúng cách các thiết bị cứu sinh như bình dưỡng khí.

Tuy vậy, điều kiện khắc nghiệt của vùng tử thần không thể làm nhụt chí hướng những con người quyết tâm chinh phục nóc nhà của thế giới. Thực tế, lịch sử ghi nhớ nhiều cái tên coi đỉnh Everest như mái nhà thứ hai: cô Lhakpa Sherpa đã 9 lần leo tới đỉnh Everest, cô là người phụ nữ duy nhất trong lịch sử chinh phục Everest với số lần ấn tượng.

Khi khoa học công nghệ dần hiện đại hơn, chặng đường leo Everest đã an toàn hơn bao giờ hết. Cái lạnh, sự thiếu hụt oxy nay đã có thể được bù đắp bằng quần áo ấm hay bình dưỡng khí; chặng đường chinh phục Everest đã dễ dàng hơn nhiều so với trước đây.

Nhưng dù dễ dàng đến đâu, hành trình chinh phục Everest vẫn là bài thử khắc nghiệt bậc nhất mà con người có thể trải qua. Những cá nhân thành công trong việc chinh phục đỉnh Everest đã có thể tự hào vỗ ngực mà rằng: tôi đã vượt qua vùng tử thần, để đứng trên đỉnh của thế giới.

Lifehub tổng hợp

Nguồn bài viết https://thethaovanhoa.vn/nhung-dieu-dang-so-xay-ra-voi-co-the-con-nguoi-tai-vung-tu-than-cua-dinh-everest-20230101182547417.htm
FacebookTwitterPinterestEmail
Tags: chinh phục Everestcơ thể ngườiđỉnh everest

Theo dõi lifehub.vn để cập nhật tin tức mới mỗi ngày!

Đăng ký

TIN LIÊN QUAN

"Nghĩa địa trắng" trên đỉnh Everest: Mạo hiểm mạng sống để chinh phục "nóc nhà thế giới", nhiều nhà leo núi chẳng thể tìm được đường về nhà
Thế Giới

Mạo hiểm mạng sống để chinh phục đỉnh Everest, nhiều nhà leo núi chẳng thể tìm được đường về nhà

05/01/2023
Người đàn ông 52 tuổi 26 lần chinh phục đỉnh Everest
Du Lịch

Nhà leo núi 52 tuổi chinh phục đỉnh Everest lần thứ 26

09/05/2022

TIN VỪA LÊN

Chatbot AI trả lời sai ngay ngày ra mắt, Google thiệt hại hơn 100 tỷ USD
Công nghệ

Chatbot AI Bard trả lời sai ngay ngày ra mắt, Google “bay” hơn 100 tỷ USD

09/02/2023

Bard, chatbot AI của Google cạnh tranh trực tiếp với ChatGPT, trả lời sai một câu hỏi kiến thức ngay...

Đọc tiếp
Vì sao 72 giờ đầu tiên rất quan trọng để giải cứu nạn nhân động đất?
LifeHub 360

72 giờ đầu tiên là dấu mốc rất quan trọng để giải cứu nạn nhân mắc kẹt vì động đất

09/02/2023

Không còn lại nhiều thời gian đối với những người bị chôn vùi trong đống đổ nát của trận động...

Đọc tiếp
Gợi ý các món quà ngày lễ tình nhân - Valentine 14/2
Yêu

Các món quà ý nghĩa trong ngày lễ tình nhân – Valentine 14/2

09/02/2023

Gợi ý các món quà ngày lễ tình nhân - Valentine 14/2 sẽ giúp các chàng trai, cô gái tìm...

Đọc tiếp
Thảm kịch động đất Thổ Nhĩ Kỳ - Syria: Hơn 15.000 người được xác nhận tử vong
Thế Giới

Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ – Syria: Hơn 15.000 người tử vong và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại

09/02/2023

Số người thiệt mạng trong thảm kịch động đất làm rung chuyển Thổ Nhĩ Kỳ - Syria đã tăng lên...

Đọc tiếp
Cụ ông 72 tuổi tự thiêu trước cửa nhà ở Đà Lạt
Đời Sống

Đà Lạt: Cụ ông 72 tuổi bị ung thư giai đoạn cuối tự thiêu trước cửa nhà

09/02/2023

Một người đàn ông ở Đà Lạt tự đổ xăng lên người rồi châm lửa đốt. Dù được người dân...

Đọc tiếp
Vụ cô đồng bổ cau 'đúng nhận sai cãi': Nhà cửa im ắng sau khi công an vào cuộc
Pháp Luật

Nhà cô đồng bổ cau ‘đúng nhận sai cãi’ im ắng lạ thường sau khi công an vào cuộc

09/02/2023

Sau khi công an thị xã Kinh Môn đã vào cuộc điều tra, xác minh vụ cô đồng bổ cau...

Đọc tiếp

ĐÁNG CHÚ Ý

Ê kíp bức xúc vì phim 18+ của Minh Hằng, Ngọc Trinh bị phát tán trên mạng xã hội

Phim 18+ “chị chị em em 2” của Minh Hằng, Ngọc Trinh bị phát tán trên Tiktok

25/01/2023
Đừng tò mò xem Clip Dubai Porta Potty, bạn sẽ phải hối hận

Đừng tò mò xem Clip Dubai Porta Potty, bạn sẽ phải hối hận

02/05/2022
CLIP: Hành hạ mèo gây phẫn nộ của 2 đứa trẻ và câu chuyện "trẻ con nó có biết gì đâu"

CLIP: Hành hạ mèo gây phẫn nộ của 2 đứa trẻ và câu chuyện “trẻ con nó có biết gì đâu”

25/01/2023
Rúng động Clip 5 đối tượng hiếp dâm học sinh lớp 9 ở Sơn La

Rúng động clip hiếp dâm nữ sinh lớp 9 ở Sơn La, công an vào cuộc điều tra

21/04/2022
Clip nam sinh nhảy lầu tự tử vì áp lực học hành, xót xa lá thư tuyệt mệnh

Clip nam sinh nhảy lầu tự tử vì áp lực học hành, xót xa lá thư tuyệt mệnh

01/04/2022
Xuất hiện clip camera vụ sát hại đôi nam nữ ở Bắc Ninh

Xuất hiện clip camera vụ sát hại đôi nam nữ ở Bắc Ninh

26/10/2022
Phẫn nộ với clip hai bố con hợp sức đánh ông nội ngay trong nhà

Clip: Hai bố con cùng nhau đánh ông nội ở trong nhà

28/12/2022
Hà Nội: Thanh niên đâm bạn gái tử vong trên đường Vương Thừa Vũ, nghi do mâu thuẫn tình cảm

Hà Nội: Thanh niên đâm bạn gái tử vong trên đường Vương Thừa Vũ, nghi do mâu thuẫn tình cảm

13/01/2023

TIN MỚI

Sự thật đằng sau thông báo khẩn cấp khi nhận cuộc gọi lạ sẽ bị đánh cắp danh bạ, thẻ ngân hàng
Công nghệ

Sự thật về thông báo khẩn cấp khi nhận “cuộc gọi lạ” sẽ bị đánh cắp danh bạ, tài khoản ngân hàng

09/02/2023
5 lựa chọn thay thế cho ChatGPT
Công nghệ

5 lựa chọn tương tự có thể thay thế cho ChatGPT

09/02/2023
Ai tạo nên đoạn nhạc 'See tình' của Hoàng Thùy Linh đang bùng nổ ở nhiều quốc gia?
LifeHub 360

Producer đứng sau ‘See tình’ của Hoàng Thùy Linh đang gây sốt ở nhiều quốc gia là ai?

09/02/2023
Vụ cô đồng 'đúng nhận sai cãi': Thủ thuật thao túng tâm lý người nghe?
Pháp Luật

Thủ thuật thao túng tâm lý của cô đồng bổ quả cau “đúng nhận sai cãi”

09/02/2023
Tuổi xế chiều, cha mẹ dù thương con đến mấy cũng đừng làm 4 điều này: Vừa thiệt mình vừa hại con
Family

Cha mẹ tuổi xế chiều dù thương con đến mấy cũng đừng làm 4 điều này

09/02/2023
  • Về chúng tôi
  • Điều khoản & Chính sách
  • Quảng cáo
DMCA.com Protection Status © 2022 - lifehub.vn

- Đơn vị chủ quản: Công ty TNHH SCORP VIỆT NAM - Địa chỉ: 161 Trường Chinh, TP. Vinh, Nghệ An
- Giấy phép ICP số: 56/GP-TTĐT do sở Thông tin & Truyền thông tỉnh Nghệ An cấp ngày 24/05/2022
- Chịu trách nhiệm nội dung: Phan Đình Tuấn - Liên hệ và quảng cáo: 0858.14.7777 - Email: lifehub.vn@gmail.com

No Result
View All Result
  • Lifestyle
    • Sống Khỏe
    • Thời Trang
  • Đời Sống
    • Pháp Luật
    • Văn Hóa
    • Sao
  • Family
    • Yêu
    • Phụ Nữ
    • Vợ Chồng
    • Nuôi Dạy Trẻ
  • Kinh Tế
    • Tài Chính
    • Công Việc
    • Marketing
  • Review
    • Ẩm Thực
    • Du Lịch
  • Thế Giới
  • LifeHub 360
    • Bạn Có Biết
    • How To
    • Thủ Thuật
  • Công nghệ
  • Video
vi Vietnamese
ar Arabiczh-CN Chinese (Simplified)nl Dutchen Englishfr Frenchja Japaneseko Koreanpt Portuguesees Spanishvi Vietnamese

- Đơn vị chủ quản: Công ty TNHH SCORP VIỆT NAM - Địa chỉ: 161 Trường Chinh, TP. Vinh, Nghệ An
- Giấy phép ICP số: 56/GP-TTĐT do sở Thông tin & Truyền thông tỉnh Nghệ An cấp ngày 24/05/2022
- Chịu trách nhiệm nội dung: Phan Đình Tuấn - Liên hệ và quảng cáo: 0858.14.7777 - Email: lifehub.vn@gmail.com

Chào mừng bạn!

Đăng nhập tài khoản của bạn phía dưới

Quên mật khẩu?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Đăng nhập

Add New Playlist