Trong cuộc sống, người có trí tuệ cảm xúc cao thường biết những gì nên nói và những gì không nên nói. Tưởng là đơn giản, nhưng đó mới chính là bí quyết để họ luôn được người khác quý mến, xây dựng mối quan hệ xã hội cho riêng mình.
Đặc điểm chung dễ nhận thấy của những người EQ cao là họ thường biết cách ăn nói, biết đối nhân xử thế vô cùng hòa hợp. Khi đã học được cách quản lý cuộc sống của bản thân, dù có nhiều chuyện không vừa ý trong cuộc sống, họ cũng sẽ tìm ra phương án giải quyết. Tự nhiên, họ sẽ có được những thứ mình mong muốn.
Họ thường âm thầm quan sát thế giới mà không cần cầu kỳ, cũng sẽ không cố tình khoe khoang để thỏa mãn sự phù phiếm của mình, đặc biệt là với 4 điều sau đây. Thay vì nói ra bằng miệng, họ thích âm thầm hành động, có như vậy mới dễ gặt hái thành công. Ngược lại, những người EQ thấp mới hay khoe khoang với người ngoài, rồi khiến cuộc sống của họ trở nên lộn xộn vì nhiều thứ khác nhau.
Vậy 4 điều đó là gì?
1. Không phô trương sự giàu có của cá nhân
“Của cải không lộ ra ngoài”.
Đặc điểm người giàu thường là ẩn mình, tĩnh tâm, không tham công tiếc việc, không khoe khoang rầm rộ. Ai cũng từng nghe thấy điều này, nhưng không phải ai cũng làm được.
Trong cuộc sống có nhiều người phấn đấu vì mục tiêu của bản thân, có người làm việc chăm chỉ cả đời mà vẫn trở nên tầm thường, trong khi có người trở nên giàu có trong vòng vài năm. Dù bằng cách nào đi nữa, nhiều người sẽ cảm thấy vẫn vinh dự và tự hào vì đã đạt được mục tiêu. Khi đó, họ bất giác muốn nói cho tất cả mọi người biết về điều đó.
Thực tế, hành động này hoàn toàn không khôn ngoan, vì dù bạn có giàu đến đâu thì đó cũng là việc của riêng bạn. Nếu bạn nói cho người khác biết thì họ sẽ không nhận được bất cứ điều gì, họ cũng có thể cảm thấy rằng bạn đang cố tình phô trương sự giàu có của mình. Thay vì vui chung hoặc kính trọng, người ngoài có thể thấy ganh tị và khó chịu vì điều đó.
Vì thế, người EQ cao học cách giữ mình, khiêm tốn, dù giàu đến đâu cũng không thể khoe khoang ở mọi nơi.
2. Đừng khoe khoang những ích lợi của bản thân lên mạng xã hội của bạn
Nhiều người thích khoe khoang về tầm ảnh hưởng của mình, muốn thể hiện mình giao thiệp rộng, quen biết nhiều, có thể “nhờ vả” hoặc đạt được những “ích lợi” khác hẳn với số đông vì thế. Họ tưởng rằng, cách làm này sẽ gián tiếp nâng địa vị của họ lên một tầm cao mới.
Tuy vậy, điều này lại trở thành con dao hai lưỡi. Trên mạng xã hội, chỉ có một bộ phận rất nhỏ thấu hiểu bản chất con người bạn, chứng kiến những khó khăn vất vả mà bạn đã trải qua để đạt được thành tựu như ngày hôm nay. Còn đại đa số mọi người đều chỉ nhìn thấy một phần hào nhoáng bên ngoài. Với những người tham sân si, họ hoàn toàn có thể suy diễn những điều không hay, biến chúng thành lời đồn và lan tỏa khắp nơi, gây ảnh hưởng tới danh tiếng của bạn.
Do đó, hãy chứng minh năng lực của bản thân trong công việc, trong sự nghiệp, chứ không cần chứng minh trên mạng xã hội.
3. Đừng nói nhiều về đời sống tình cảm cá nhân
Tình cảm cá nhân là chuyện riêng tư của mỗi người. Cho dù mối quan hệ của bạn đang rất thăng hoa, hay rơi vào rạn nứt, đó cũng không phải chuyện để có thể công khai ra ngoài, lấy ra bàn luận.
Có thể bạn đang tự hào về đời sống tình cảm của mình, nhưng người khác lại rơi vào tình cảnh không thuận lợi. Khi bạn khoe khoang với họ, điều này không khác gì hành động “sát muối vào vết thương”, có khả năng họ sẽ ghét bạn hơn.
Trong trường hợp tình cảm của bạn không tránh khỏi những mâu thuẫn, nếu bạn công khai quá nhiều với người ngoài, bạn sẽ chỉ trở thành đối tượng bị “hóng chuyện” và “buôn dưa”. Bạn sẽ là đối tượng để họ chế giễu và cười đùa một cách hời hợt.
Do đó, dù buồn hay vui, hãy giữ cho riêng mình. Mỗi người nên có một chút không gian riêng tư của mình, đừng kể lể mọi chuyện với người khác. Điều đó chẳng có ý nghĩa gì cả. Dù bạn có đau hay hạnh phúc thì người khác cũng không thể đồng cảm với bạn. Bạn có thể chia sẻ nhưng cũng phải có điểm mấu chốt của riêng mình, và lựa chọn những người thân thiết nhất.
4. Đừng khoe khoang, tỏ vẻ thông minh hơn người
Một người có trí tuệ cảm xúc cao sẽ đối xử khiêm tốn với mọi người và biết cách tôn trọng mọi người, không phô trương về bản lĩnh của mình, cũng không khiến người khác cảm thấy bị coi thường. Trong khi đó, người có EQ thấp lại thích cố tình thể hiện những điều này để thỏa mãn cái tôi đầy tự mãn của họ.
Trong mắt những người như vậy, việc khoe mẽ đã trở thành thói quen hàng ngày của họ. Trong quan hệ giữa các cá nhân, họ thường rất tự cao nên trong quá trình trò chuyện, người ta sẽ dần đánh mất thiện cảm, không muốn xây dựng quan hệ thân thiết.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết