Vitamin D có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, thiếu hụt vitamin D gây ra nhiều ảnh hưởng tai hại.
Thời tiết lạnh gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vitamin D vì thiếu hụt ánh nắng mặt trời. Các chuyên gia từ Everyday Health khuyên mọi người nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 10 – 15 phút mỗi ngày để giúp tăng mức vitamin D bên trong cơ thể.
Đối với những người yêu thích làn da rám nắng có thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 30 phút – 2 giờ. Thời điểm tốt nhất để tắm nắng được các chuyên gia khuyến nghị là từ 6 đến trước 9 giờ sáng.
Ngoài ra, vitamin D còn có trong các loại thực phẩm như cá béo, ngũ cốc và trái cây… Các chuyên gia cho biết người trưởng thành dưới 71 tuổi cần ít nhất 15 microgam (mcg) vitamin D mỗi ngày, tương đương với 600 IU vitamin D. Bạn có thể bổ sung vitamin D thông qua các loại thực phẩm tăng cường, thực phẩm tự nhiên hay tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Lưu ý, liều lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể có thể khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như tuổi tác hoặc tình trạng sức khỏe cá nhân.
Ảnh hưởng của việc thiếu hụt vitamin D đối với sức khỏe
Thiếu hụt vitamin D có thể gây ra một số bệnh cho cơ thể con người. Ví dụ, các bệnh về xương như còi xương, nhuyễn xương ở người lớn hay trẻ nhỏ có nguy cơ tăng cao do vấn đề thiếu vitamin D.
Dưới đây là danh sách các ảnh hưởng của việc thiếu hụt Vitamin D đối với sức khỏe:
Khủng hoảng
Mức vitamin D thấp trong cơ thể có liên quan đến khả năng mắc bệnh trầm cảm. Nguyên nhân là do vitamin D được tìm thấy trong các khu vực não bộ có liên quan đến tâm trạng và hành vi. Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các chức năng của não luôn khỏe mạnh. Đối với bệnh nhân trầm cảm ở mức độ nhẹ đến trung bình, việc bổ sung vitamin D có thể cải thiện tình trạng bệnh.
Rối loạn cương dương
Các đánh giá và phân tích của chuyên gia được công bố vào năm 2020 trên Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) đã chứng minh nam giới bị rối loạn cương dương nặng thường có nồng độ vitamin D thấp hơn so với nam giới bị rối loạn cương dương nhẹ.
Tâm thần phân liệt
Bệnh nhân tâm thần phân liệt có nhiều khả năng bị thiếu hụt Vitamin D. Theo các chuyên gia, thiếu vitamin D có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt lên gấp 2 lần so với thông thường.
Sa sút trí tuệ
Tình trạng thiếu Vitamin D có liên quan đến chứng mất trí nhớ và cả bệnh Alzheimer, sự thiếu hụt vitamin D càng nghiêm trọng thì tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến vấn đề sa sút trí tuệ ngày càng tăng cao.
Dấu hiệu cảnh báo thiếu hụt vitamin D
Cách tốt nhất để có thể phát hiện cơ thể thiếu vitamin D là thông qua xét nghiệm máu. Mức vitamin D lý tưởng nhất của mỗi người sẽ rơi vào khoảng 20 nanogram mỗi mililit (ng/mL).
Tuy nhiên trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn có thể dựa vào một số triệu chứng dưới đây để chẩn đoán tình trạng sức khoẻ:
Thường xuyên mệt mỏi
Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và uể oải là dấu hiệu thường thấy nhất của tình trạng thiếu hụt vitamin D. Các nghiên cứu cũng cho thấy mức vitamin D thấp và tình trạng ngủ rũ có mối liên hệ tương đồng với nhau.
Bổ sung vitamin D có thể giúp bạn dần dần hồi phục lại năng lượng cho cơ thể, thoát khỏi chứng ngủ rũ và mệt mỏi.
Rụng tóc
Rụng tóc có liên quan đến lượng vitamin D thấp. Mối liên hệ giữa lượng vitamin D thấp và tình trạng rụng tóc được ghi nhận có ảnh hưởng đến hơn 55% phụ nữ trên 70 tuổi.
Gãy xương
Hồi phục chậm hậu gãy xương là một trong những dấu hiệu của tình trạng thiếu vitamin D. Nguyên nhân của việc này là do vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, hỗ trợ xương chắc khỏe. Việc thiếu hụt vitamin D có thể khiến cơ thể thiếu hụt cả lượng canxi cần thiết, từ đó làm xương kém phát triển và có nguy cơ loãng xương.
Theo Viện Lão hoá Quốc gia Hoa Kỳ, cơ thể người có xu hướng ngừng xây dựng khối lượng xương vào khoảng 30 tuổi. Vì vậy, cung cấp lượng vitamin D đầy đủ rất quan trọng để giúp xương luôn trong tình trạng tốt nhất khi bạn già đi.
Khả năng miễn dịch kém
Vitamin D còn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho hệ thống miễn dịch luôn trong tình trạng hoạt động tốt nhất. Một số nghiên cứu được tiến hành đã cho thấy mức độ vitamin D thấp ở người có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Bổ sung đầy đủ vitamin D có thể giúp con người ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng hô hấp cấp tính, bệnh lao, cúm và các bệnh lây nhiễm khác…
Đau cơ
Thiếu vitamin D có thể gây ra tình trạng đau nhức, mỏi và đau cơ. Việc bổ sung vitamin D có thể giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện sức khỏe cơ thể và giải phóng các cơn đau.
Nếu bạn đang có một trong các dấu hiệu trên, hãy mau chóng đến các cơ sở y tế được cấp phép để tiến hành thăm khám và xét nghiệm máu. Phát hiện tình trạng thiếu vitamin D sớm có thể giúp bạn ngăn ngừa được nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết