Tình trạng biến đổi khí hậu, vốn làm gia tăng nhiệt độ trái đất, đang khiến băng ở hai Cực tan với tốc độ chóng mặt. Đơn cử là vào cuối tháng 7, thềm băng cuối cùng còn nguyên vẹn ở cực bắc Canada đã tan chảy, mất hơn 40% diện tích chỉ trong hai ngày.
Đáng nói hơn, hiện tượng băng tan có thể là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm mới. Các lớp băng vĩnh cửu ở hai Cực vô tình cũng là kho chứa của các mầm bệnh từ thời cổ đại.
Theo Giáo sư Vladimir Romanovsky, các vi sinh vật có thể tồn tại trong các lớp băng trong một thời gian rất dài, nên nhiều loại vi khuẩn và vi rút sau khi băng tan sẽ theo dòng nước nổi lên bề mặt.
Mới đây, các nhà khoa học vừa phát hiện các vi rút cổ xưa trong chỏm băng Guliya ở Tây Tạng, trong đó có đến 28 loại vi rút chưa từng được biết đến và có những mẫu từ 520 năm cho đến 15.000 năm trước.
Giáo sư Jean-Michel Claverie cho biết, có khả năng vi rút sẽ xuất hiện từ băng tan như vi rút bệnh đậu mùa hoặc các vi rút từng tuyệt chủng, trong khi ngành dược không có sẵn thuốc phòng ngừa và điều trị. Bên cạnh đó, những vi khuẩn có khả năng lây lan mạnh như vi khuẩn bệnh than cũng có thể xuất hiện.
Ở mức tối thiểu , băng tan cung cấp thông tin về khí hậu Trái đất trong quá khứ. Tuy nhiên, trong trường hợp xấu nhất, băng tan này có thể giải phóng mầm bệnh vào môi trường hiện đại”.
Trong quá khứ, một loại vi khuẩn không hoạt động trong thời gian dài đã giải phóng khỏi lớp băng vĩnh cửu năm 2016 làm bùng phát dịch bệnh than ở Serbia.
Bệnh nguy hiểm đã gây tử vong ở người và động vật. Hơn 2.300 con tuần lộc chết trong dịch, tại khu vực Yamalo-Nenets ở Siberia.
Năm 2020 cho đến thời điểm này có thể được xem là một năm thảm họa khi thiên tai và những chủng virus mới liên tục xuất hiện. Vì vậy đây là lúc mà chúng ta phải hành động nếu không muốn một tương lai đầy rẫy những hiểm họa. Cùng nhau giảm thiểu biến đổi khí hậu là cách bảo vệ chính cuộc sống của con người.
LifeHub