Ngoài một số lợi ích về sức khỏe mà giấm táo (AVC) mang đến thì nó cũng có thể dẫn tới một số rủi ro như khó tiêu, kích ứng cổ họng… mà bạn không nên bỏ qua.
Giấm táo (ACV) được làm từ nước táo lên men. Nó được sử dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm và như một phương thuốc điều trị nhiều bệnh tại nhà. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rất nhiều lợi ích về sức khỏe của giấm táo và được rất nhiều người quan tâm.
Giảm chứng tăng lipid máu: ACV có thể làm giảm đáng kể mức cholesterol toàn phần, LDL (cholesterol xấu) và chất béo trung tính.
Lợi ích kháng khuẩn: Từ thời cổ đại, ACV đã được sử dụng vì đặc tính kháng khuẩn của nó. Đến hiện tại, các nghiên cứu gần đây đã xác nhận hiệu quả tiềm năng trong việc giảm vi khuẩn như E.coli mà giấm táo mang lại.
Giảm cân tiềm năng: Một số nghiên cứu xác nhận rằng ACV giúp làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày, tăng phân giải lipid (đốt cháy chất béo), tăng sử dụng glucose và nhiều hơn nữa. Đây chính là những yếu tố gián tiếp ảnh hưởng đến việc giảm cân.
Rủi ro khi tiêu thụ ACV: ACV không an toàn cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú do có hàm lượng axit cao. Thiệt hại ở men răng: Có những nghiên cứu được thực hiện trên chuột cho thấy men răng bị sâu sau khi tiêu thụ ACV không pha loãng. Hiện chưa có nghiên cứu nào trên người xác nhận điều này. Thế nhưng chuyên gia sức khỏe khuyên chúng ta chỉ nên pha loãng ACV trước khi tiêu thụ.
Khó tiêu: Ở một số ít người, khi dùng ACV lại gây khó tiêu hoặc khiến họ cảm thấy buồn nôn. Điều này chỉ xuất hiện ở một số người dùng giống như mọi loại thực phẩm khác.
Kích ứng cổ họng: Do nồng độ axit cao, nó có thể gây kích ứng cho một số người. Nhưng nếu nó được pha loãng với đủ nước trước khi dùng thì sẽ ít hoặc không gây kích ứng.
Nguyên tắc sử dụng ACV: Pha loãng 1 thìa ACV trong một cốc nước. Tốt nhất nên uống trước bữa ăn 15-20 phút.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết