Để phòng tránh và ngăn ngừa bệnh gút, chúng ta nên tránh những thực phẩy gây tăng hàm lượng axit uric dưới đây.
Nước ngọt có đường chứa hàm lượng fructose cao, có thể làm tăng nồng độ axit uric và nguy cơ mắc bệnh gút một cách đáng kể. Một nghiên cứu trên tạp chí Seminars in Nephrology đã chỉ ra mối liên hệ giữa đồ uống có đường và nguy cơ mắc bệnh gút. Bệnh gút xảy ra khi có quá nhiều axit uric trong cơ thể.
Khi cơ thể bạn phân hủy purin (chất thúc đẩy cơ thể sản sinh axit uric), nó sẽ tạo thành axit uric. Đồ uống có cồn là một nguồn purin, do đó có khả năng làm tăng loại axit này. Nhưng không phải tất cả các loại đồ uống có cồn đều giống nhau, vẫn có một số loại có hàm lượng purin thấp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bia chứa hàm lượng purin cao nhất.
Thịt đỏ và thịt nội tạng cũng có thể làm tăng nồng độ axit uric. Cả nội tạng và thịt đỏ đều chứa nhiều purin và có khả năng thúc đẩy bệnh gút. Do đó nếu bị gút bạn nên tránh những loại thực phẩm này để bệnh được kiểm soát.
Không phải tất cả nhưng một số loại hải sản rất giàu purin, ví dụ như cá ngừ, cá hồi… Chúng có hàm lượng purin cao và có thể làm tăng nồng độ axit uric. Nếu bạn không thể ngừng ăn một cách hoàn toàn thì hãy ăn điều độ để phòng tránh bệnh gút.
Rau: Súp lơ, rau bina và nấm là một số loại rau có thể làm tăng nồng độ axit uric. Mặc dù chúng có thể không làm tăng axit uric nhiều như các loại thực phẩm ở trên, nhưng chúng vẫn tiềm ẩn nguy cơ. Vì vậy nên tốt hơn hết là bạn nên ăn uống điều độ để đảm bảo sức khỏe.
Bệnh thận: Một số bệnh lý gây giảm chức năng thận cũng có thể là nguyên nhân khiến nồng độ axit uric tăng. Thận lọc chất thải ra khỏi máu, bao gồm cả axit uric. Bệnh thận khiến thận giảm chức năng và khiến chúng không hoạt động bình thường, không thể lọc các chất thải bao gồm axit uric ra khỏi máu.
Nhiều loại thuốc có thể làm tăng acid uric như corticoid, thuốc lợi tiểu (furosemide), aspirin, thuốc chống lao (Ethambutol, Pyrazinamid)…/.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết