Tảng đá Al Naslaa nằm ở ốc đảo Tayma của Ả Rập Xê Út. Mặc dù được khám phá từ năm 1883 do một nhà khảo cổ học người Mỹ, nhưng nó vẫn là một bí ẩn chưa được giải đáp cho tới tận ngày nay.
Tảng đá này nổi tiếng thế giới được tạo thành từ hai tảng đá sa thạch lớn, được nâng đỡ bởi một bệ đỡ tự nhiên. Nhưng điều thực sự thu hút sự chú ý của mọi người là sự phân tách hoàn hảo giữa hai tảng đá, dường như vết cắt này được thực hiện bằng một chùm tia laze cực mạnh.Sự phân chia gần như hoàn hảo này đã khơi dậy rất nhiều suy đoán trên internet, với một số ý kiến cho rằng Al Naslaa là bằng chứng cho thấy các nền văn minh cổ đại có thể tiến bộ hơn những gì ghi chép lịch sử cho chúng ta biết.
Thoạt nhìn, mọi thứ trông giống như một vết nứt đơn giản, thế nhưng nó lại nhanh chóng khiến mọi người kinh ngạc, vì vết nứt này chính xác và thẳng đến mức trông giống như ai đó đã cắt đôi tảng đá sa thạch bằng một tia laser cực mạnh. Al Naslaa chỉ là một trong nhiều tảng đá ở Tayma Oasis có vẻ ngoài độc đáo, nhưng chính sự phân chia gần như hoàn hảo này đã khiến nó trở nên nổi bật.
Mỗi nửa của khối đá cao khoảng 7m, đứng cân bằng trên một tảng đá nhỏ hơn phía dưới. Nhiều người suy đoán rằng cấu trúc này khiến các rung động từ mặt đất bị triệt tiêu, giúp tảng đá đứng vững qua hàng nghìn năm.
Hiện chưa ai hiểu rõ ý nghĩa của những hình vẽ và ký tự bí ẩn trên bề mặt khối đá. Theo các nhà khảo cổ học, những ghi chép cổ nhất về ốc đảo Tayma có từ thế kỷ thứ 8 trước công nguyên. Các hình khắc và chữ tượng hình tại đây có thể nói đến việc Tayma là một phần của tuyến đường bộ quan trọng nối bờ Biển Đỏ của bán đảo Arab và thung lũng sông Nile.Mặt sau của khối đá Al Naslaa không phẳng như phía trước. Ước tính nó có niên đại tới 10.000 năm tuổi. Hiện có hai luồng ý kiến cho sự hình thành của khối đá Al Naslaa. Một số người cho rằng đây là hiện tượng tự nhiên, những rung động trong lòng đất làm nứt đôi khối đá. Các ý kiến khác cho rằng đây là tác phẩm của một nền văn minh đã biến mất với trình độ kỹ thuật cao. Dù chưa có câu trả lời thoả đáng, khối đá này vẫn thu hút hàng nghìn du khách đến với vùng Tayma hàng năm.
LifeHub