Chúng mình sẽ cùng làm quen với một khái niệm mới xịn sò, trách nhiệm và cũng đáng sợ: Tự chủ tài chính – tiền bạn, bạn tiêu. Áp dụng tốt cho các bạn vừa tốt nghiệp cấp 3 trở lên nhé.
1. Quản lý tài chính cá nhân là gì?
Mình nghĩ sinh viên ai cũng sẽ có lần vung tay quá trán, nợ nần, nhịn đói nhịn khát dành tiền mua đồ, đi làm vất vả nhưng vẫn là không đủ. Để giải quyết những vấn đề này, mình sẽ chia sẻ các bạn về kỹ năng Quản lý tài chính cả nhân.
2. Các kỹ năng quản lý tài chính cá nhân
Đầu tiên, hãy chuẩn bị tâm lý là chuyện tiền nong sẽ lằng nhằng và phức tạp, không phải ngồi một lúc hay ngày một ngày hai đã thấm nhuần tư tưởng ngay được. ĐỪNG NẢN, mình ở đây để giúp bạn mà. Tuy là kinh nghiệm cá nhân nhưng mình sẽ cố gắng giải thích dễ hiểu nhất có thể.
Quản lý tài chính cá nhân gồm các kỹ năng:
– Biết đọc dòng tiền: phân biệt tiền ra, tiền vào
– Thói quen ghi chép, theo dõi chi tiêu
– Thống kê, đọc tổng báo cáo & lên kế hoạch chi tiêu hợp lý
3. Công thức tính toán nguồn thu và chi tiêu
Tiền thu – Tiền Chi = Số dư
– Tiền thu: Số tiền bạn nhận được từ nguồn bên ngoài
- Lương (tập thói quen giữ bảng lương nhé)
- Tiền được tặng: gia đình chu cấp, người thân quen cho, tặng,…
- Tiền người khác trả nợ bạn
- Lãi của gửi tiền ngân hàng
– Tiền chi: Số tiền bạn mất đi
Không kể mục đích gì, cứ tiền bạn cho đi là tiền chi. Có nhiều kiểu phân chia các khoản chi, còn mình chia như sau:
- Chi phí cố định (trả hàng tháng): tiền học, tiền điện, tiền nước, tiền ăn,…
- Chi phí sinh hoạt: những mục tiêu pha, mua sắm trong ngày
- Khác: tiền bạn cho người khác vay, thuế,…
– Số dư: Số tiền hiện đang có
- Tiền thật trong ví
- Số thật trong tài khoản
- Tiền tiết kiệm gửi ngân hàng
4. Các công cụ hỗ trợ quản lý tài chính
App quản lý tài chính: Money Lover
Tài khoản ngân hàng
5. Cách lập kế hoạc chi tiêu hợp lý
Bước 1: Đọc thống kê
Bước 2: Lên kế hoạch dùng tiền
Bước 3: Ý chí, Quyết tâm, Quyết thắng
6. Cách tiết kiệm hầu bao khi lỡ sa vào Tiki, Shopee,…
- Check giá sản phẩm trên mạng trước, tới mua hàng sau.
- Tìm sản phẩm bạn cần mua trên google, nếu vẫn đang cân nhắc thì đừng vội mua ngay, đợi 1-2 ngày sau Google chạy quảng cáo một đống sản phẩm tương tự ở mọi trang web bạn truy cập. Giờ chọn shop có giá tốt nhất mà mua thôi nhé!
- Niệm chú: Mình có thực sự cần cái này không? Save ảnh, lưu link, 1 thời gian sau (tầm 1 tuần, có thể hơn), bạn vẫn thấy sản phẩm này cần mua thì hẵng mua (Đa số chiêu trò marketing khiến chúng mình cứ thấy cái gì cũng phải mua ngay).
- Tham gia các nhóm mua sắm của snh viên hoặc thành viên tầm tuổi sinh viên: hàng second hand nhiều và rẻ, hoặc đồ mới mà bán lại rẻ (bạn biết mà nhiều người vung tay quá trán lắm).
- Note lại các đợt giảm giá trong năm của các hãng.
LifeHub