Vấn đề lương thưởng cuối năm luôn là một trong những đầu đề câu chuyện mang tính hấp dẫn nhất. Ai ai cũng có sự tò mò, nhưng biết ý tứ thì người ta chỉ hỏi người thực sự thân thiết với mình. Còn với người vô ý, chỉ muốn thăm dò cho mục đích cá nhân thì gặp ai cũng hỏi, mà ép hỏi bằng được mới thôi.
Bất cứ lúc nào, khi ở nơi làm việc, lương thưởng luôn là vấn đề nhạy cảm hàng đầu. Cho dù bạn bè thân thiết lắm cũng cần cân nhắc kỹ trước khi tiết lộ thông tin. Tuy nhiên, có những người lại vô ý tứ đến mức gặp ai cũng dò hỏi. Khi người khác đã có ý lảng tránh, không muốn trả lời, họ cũng chẳng để tâm mà vẫn cố hỏi cho bằng được.
Rất khó để biết mục đích câu hỏi của họ là gì. Nhiều người chỉ hỏi để thỏa mãn tính tò mò, có người lại hỏi để âm thầm so sánh, càng có những người hỏi với mục đích không hề tốt đẹp như buôn chuyện, nói xấu, ganh tỵ và công kích nhau…
Hai đồng nghiệp cùng làm chung một bộ phận, có người chỉ thu nhập 10 triệu đồng mỗi tháng, có người vào sau lại nhận thu nhập 15 triệu đồng mỗi tháng. Người lương thấp hơn có thể lập tức nghĩ rằng: “Tại sao cùng làm một công việc như nhau, người đó vào sau mà lại được nhận lương cao hơn mình?”; “Có phải do họ thân thiết, giỏi nịnh nọt sếp hơn hay không?”.
Ở nơi làm việc, nhiều người luôn có suy nghĩ, chân thành sẽ gặp được tri kỷ. Tuy nhiên trên thực tế, không phải ai cũng được như vậy. Sự khác biệt về tài chính sẽ dần dần thay đổi mối quan hệ giữa con người.
Một người khác thì kể rằng: “Đồng nghiệp của mình hỏi lương mình được bao nhiêu, rồi hứa sẽ tiết lộ mức lương của cậu ta. Nhưng khi mình nói rồi thì cậu ta liền cười rồi bỏ đi mà không nói lời nào. Khi đó mình cảm giác như bị lừa vậy”.
Do đó, rất ít người nguyện ý tiết lộ mức lương thưởng cụ thể của mình, nhất là các khoản thưởng cuối năm, thưởng Tết vốn thường được đánh giá dựa theo năng lực, sự cống hiến, thâm niên… nên luôn tồn tại sự khác biệt.
Đó là quyền riêng tư của bạn, hãy tôn trọng lẫn nhau, đừng bao giờ bàn luận về vấn đề lương thưởng, cũng đừng dò hỏi chuyện riêng tư của người khác.
Đó là quyền riêng tư của bạn, hãy tôn trọng lẫn nhau, đừng bao giờ bàn luận về vấn đề lương thưởng, cũng đừng dò hỏi chuyện riêng tư của người khác.
Ở khía cạnh công ty, mức lương thể hiện giá trị của một nhân viên đối với công ty đó. Nhiều vị trí giống nhau nhưng sẽ có mức lương khác nhau, nguyên nhân là do nó phụ thuộc vào năng lực và sự cống hiến của mỗi người.
Những người tài giỏi mà được việc, mang lại nhiều lợi ích cho công ty, chắc chắn họ sẽ được hưởng mức lương tương đối cao. Ngược lại, những vị trí phụ nhỏ bé sẽ chỉ được có mức lương trung bình mà thôi.
Nhiều hợp đồng công ty thậm chí có thỏa thuận bảo mật, trong đó quy định rõ ràng rằng không được tiết lộ bí mật kinh doanh, tài liệu công ty, thông tin nội bộ, lương thưởng…
Đấy chính là một phần nguyên nhân mà những người từng trải không bao giờ tiết lộ mức lương thưởng cho người ngoài biết. Nhưng khi gặp phải những người vô ý tứ, cứ cố dò hỏi điều này, phải từ chối thế nào để không tạo ra cảm giác thù địch, khó chịu cho đối phương, tránh ảnh hưởng tới công việc sau này?
Cách trả lời của người EQ cao về lương thưởng
Câu trả lời đơn giản nhất chính là: Chuyển thế bị động thành chủ động
Thay vì thẳng thừng kể hết từ đầu đến cuối, hoặc từ chối không tiết lộ, bạn có thể áp dụng việc “Chuyển thế bị động thành chủ động” thông qua 2 cách cụ thể như sau.
Cách 1: Thái cực quyền
Thay vì đưa ra những đáp án cụ thể, bạn hãy không ngừng nói vòng nói vo.
Đối phương: “Cậu giỏi như vậy chắc thưởng cao lắm nhỉ!”.
Bạn: “Cũng tàm tạm thôi, chưa giỏi bằng cậu”.
Đối phương: “Cụ thể là bao nhiêu đấy?”.
Bạn: “Không có nhiều đâu, giống như mặt bằng chung thôi”.
Đối phương: “Thế có được 30 triệu không?”.
Bạn: “Thế là cậu được tầm ấy hay sao mà biết?”.
Trả lời câu hỏi của đối phương một cách mơ hồ, không rõ ràng sẽ khiến anh ta cảm thấy khó chịu và cụt hứng, tự nhiên sẽ không hỏi tiếp nữa.
Câu trả lời đơn giản nhất chính là: Chuyển thế bị động thành chủ động.
Cách 2: Đá quả bóng sang chân người khác
Đá bóng sang chân người khác có nghĩa là bạn sẽ thực hiện động tác chuyền, chứ không giữ bóng hay ghi bàn. Khi được ai đó hỏi về mức lương, bạn có thể áp dụng như sau:
Đối phương: “Lương thưởng của cậu được bao nhiêu thế?”.
Bạn: “Ôi ít mà, nói ra sợ cậu chê cười thôi! Cậu giỏi như thế thì được thưởng nhiều không?”.
Hoặc có trường hợp người đó hỏi “dai”, bạn nên tìm cách chuyển hướng đề tài của họ thế này:
Đối phương: “Lương thưởng Tết của cậu được bao nhiêu thế?”.
Bạn: “Nói đến thưởng Tết, cậu có biết tính thuế như thế nào không? Mọi năm bị trừ bao nhiêu đây, tôi chẳng rõ ràng gì cả”.
Cách hỏi ngược lại như vậy cũng chính là thu hút sự chú ý để chuyển chủ đề, khiến đối phương quên mất mục đích ban đầu của mình.
Gặp phải những câu hỏi như vậy, người có EQ thấp thường nói tuột ra hoặc im lặng không nói câu gì. Thái độ như vậy dễ khiến đối phương khó chịu hoặc không hài lòng. Tuy nhiên, nếu bạn áp dụng cách như trên, không những không làm mất lòng người khác, hơn nữa còn có thể giữ kín bí mật của bản thân mình.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết