Mặc dù vậy, cha mẹ lại vô tư không hề hay biết luôn cho con uống ngay từ khi còn rất nhỏ dưới mác giới thiệu thực phẩm cho con.
Đó chính là nước ngọt có ga hoặc nước ngọt không có ga!
Trong tủ lạnh của các gia đình thời nay, nước ngọt dường như là thứ luôn có sẵn. Nhất là trong các gia đình có con nhỏ. Nếu nhà mà luôn có sẵn những chai nước ngọt, những lon nước có ga… thì đảm bảo trẻ nào cũng mê. Hương vị ngọt ngào của loại đồ uống này thực sự rất hấp dẫn với trẻ nhỏ.
Vì từng cho con thử một lần, thấy bé thích, không ít cha mẹ tưởng thế là hay, tùy tiện cho con uống nước ngọt có ga hoặc không có ga. Ai cũng cho rằng con uống ít thì không sao, kể cả với trẻ dưới 4 tuổi. Nhiều người nghĩ cho con uống nước ngọt cũng là một cách giới thiệu thực phẩm cho bé. Đây là quan niệm cực kỳ sai lầm làm tăng nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ.
Theo BS dinh dưỡng Anh Nguyễn (công tác tại Đại học Worcester, Anh), trong nước ngọt có ga cũng như nước ngọt không có ga đều chứa thành phần đường rất cao. Hàm lượng đường cao gây ảnh hưởng đến chuyển hóa năng lượng trong cơ thể bé.
Chưa kể, tất cả những loại nước ngọt này đều có chứa caffeine. Đây là một chất kích thích, có khả năng gây nghiện. Tức là bên cạnh dạng nước chứa nhiều đường khiến bé thích thú, con bạn đã uống lần 1 thì chắc chắn sẽ thích uống lần 2 và nhiều lần sau nữa.
Chính vì thế, vị chuyên gia khuyến cáo: “Mỗi tuần, cha mẹ không nên cho trẻ uống quá 3 chai, mỗi chai 250ml với bé dưới 12 tuổi. Tốt nhất, nếu chưa bao giờ giới thiệu thức uống này cho bé thì cũng không nên cho con dùng những món này sớm. Trẻ dưới 4 tuổi tốt nhất không nên dùng vì tăng nguy cơ dậy thì sớm”.
Chung nhận định không cho trẻ dưới 4 tuổi uống nước ngọt đóng chai, nghiên cứu đăng tải trên NCBI cũng cho thấy, uống nhiều nước ngọt chứa caffeine liên quan mật thiết đến vấn đề bị đau bụng kinh sớm. Uống nước ngọt có đường nhân tạo cũng làm tăng nguy cơ xuất hiện kinh nguyệt sớm, kèm hiện tượng đau bụng.
Chính vì nguy cơ cao gây dậy thì sớm, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cũng chỉ ra rằng không khuyến khích sử dụng đồ uống có chứa caffeine đối với tất cả trẻ em dưới 12 tuổi. Riêng trẻ dưới 4 tuổi là điều tối kỵ. Cha mẹ có ý định giới thiệu thực phẩm cho con hãy từ bỏ ngay ý định này.
Phát hiện các dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ để can thiệp kịp thời
Để nhận biết con mình có dậy thì sớm hay không, cha mẹ cần chú ý quan sát các dấu hiệu nhận biết:
Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái
– Ngực phát triển.
– Mọc lông mu hoặc lông nách.
– Thay đổi hình dáng cơ quan sinh dục ngoài.
– Bắt đầu có kinh nguyệt.
Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé trai
– Dương vật và tinh hoàn của trẻ phát triển.
– Tóc, lông nách và lông ở vùng kín bắt đầu xuất hiện.
– Tăng trưởng chiều cao khá nhanh ở bé trai, có thể nhận thấy rõ.
– Thay đổi giọng nói và khuôn mặt, rõ nhất là giọng nói càng ngày trở nên ồm và vang hay còn gọi là vỡ giọng.
– Mụn trứng cá xuất hiện nhiều trên khuôn mặt, chủ yếu là hai má và trán.
– Cơ thể trẻ bắt đầu có mùi.
Các loại dậy thì sớm
Dậy thì sớm ở trẻ em được chia làm 2 loại: Ngoại biên (dậy thì sớm giả) và trung ương (dậy thì sớm thật).
– Dậy thì sớm ngoại biên có bất thường và u nang buồng trứng, bệnh lý di truyền gây tiết hormone sinh dục.
– Dậy thì sớm trung ương có sự bất thường hoặc khối u trong não, gây kích thích tuyến sinh dục.
Nếu nhận thấy con bạn có dấu hiệu dậy thì sớm hơn so với bạn bè đồng trang lứa, cha mẹ nên cân nhắc đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa để chẩn đoán và can thiệp kịp thời.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết