Để kiểm soát và cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, bạn cần nắm rõ các triệu chứng của bệnh để điều trị sớm và kịp thời, giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp biến chứng.
Các rối loạn chức năng và các triệu chứng đường tiêu hóa là bệnh khá phổ biến mà hầu như bất kỳ ai trong chúng ta đều gặp phải. Một trong những bệnh lý đó là trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Có thể bạn đã gặp các triệu chứng của căn bệnh đó, hoặc cũng có thể đã mắc bệnh mà chưa được chẩn đoán.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh tiêu hóa phổ biến có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp bệnh thường gặp ở người lớn. Theo thống kê, 10-20% người lớn từng bị trào ngược dạ dày thực quản ít nhất một lần trong đời.
Để kiểm soát và cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, bạn cần nắm rõ các triệu chứng của bệnh để điều trị sớm và kịp thời, giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp biến chứng.
Dưới đây, BS. Nguyễn Tiến Đồng, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – BV Bạch Mai, chỉ ra các biểu hiện của GERD và một số dấu hiệu nhận biết bệnh mà bạn nên biết.
Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
GERD có thể gây ra một số dấu hiệu và triệu chứng khác nhau, không phải tất cả chúng đều có thể xuất hiện trong bất kỳ trường hợp cụ thể nào.
Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
– Ợ nóng thường xuyên, cảm giác nóng rát ở ngực hoặc cổ họng
– Cảm giác trào ngược dịch hoặc hơi dạ dày
– Đôi khi bệnh biểu hiện bằng tình trạng viêm họng tái diễn
– Khó nuốt, nuốt vướng
– Cảm giác nghẹn hoặc có khối u trong ngực, cổ của mình
– Buồn nôn, nôn
Các biểu hiện khác có thể nhầm với các bệnh lý hô hấp như:
– Tức ngực, đau ngực
– Hen, khó thở
– Ho khan kéo dài
– Thở khò khè, khò khử
– Khàn giọng hoặc mất giọng
Nếu triệu chứng về đêm nhiều, kéo dài có thể sẽ khiến bạn mất ngủ, suy nhược…
Chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản (GERD) bằng cách nào?
Việc chẩn đoán GERD thông thường không dựa trên các thăm dò hay xét nghiệm nào, mà dựa chủ yếu trên các triệu chứng của bạn trên cơ sở đã loại trừ các triệu chứng đau ngực nguy hiểm hay các bệnh lý khác của đường tiêu hóa.
Bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc để xem liệu nó có làm giảm các triệu chứng của bạn hay không. Nếu đúng như vậy, điều này cũng là thông tin giúp bác sĩ chẩn đoán GERD.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể thực hiện một số thăm do hay xét nghiệm giúp chẩn đoán GERD.
Các xét nghiệm chẩn đoán GERD bao gồm:
– Nội soi dạ dày thực quản
– Kỹ thuật đo pH – trở kháng thực quản 24 giờ
– Đo áp lực và nhu động thực quản
– Làm xét nghiệm Peptest
Tuy nhiên thật may mắn là không phải ai cũng cần đến thực hiện các phương pháp này.
Chế độ ăn uống để đề phòng trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Ăn uống lành mạnh và khoa học không chỉ giúp ích cho dự phòng bệnh tật nói chung và GERD nói riêng.
Một số thực phẩm được khuyến cáo sử dụng cho các bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản:
Các thực phẩm giúp làm giảm acid trong dạ dày từ đó giúp giảm triệu chứng như: Bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt, gạo nguyên cám và yến mạch.
Các loại thịt như: Thịt lạc, gia cầm và cá không chống chỉ định với người mắc GERD, tuy nhiên cách chế biến không đúng như quá nhiều chất béo, dầu mỡ, nấu chua… có thể làm bệnh có triệu chứng nặng hơn.
Các loại trái cây chứa ít acid như táo, lê, chuối.
Một số thực phẩm nên tránh và giúp phòng bệnh trào ngược dạ dày thực quản:
Cà phê, bia rượu và các thức uống có gas như nước ngọt sẽ làm trướng bụng và gây ra triệu chứng nặng hơn cho người mắc bệnh.
Các món ăn, trái cây có vị chua sẽ làm tăng tiết dịch ở dạ dày, và điều này gây ra những tác hại không tốt cho người bệnh.
Một chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp dự phòng GERD nói riêng và nó cũng giúp mỗi chúng ta có một sức khỏe toàn diện hơn.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết