Trên thực tế, bạn vẫn còn hơn 30 năm trong lực lượng lao động, vì vậy đừng nản lòng nếu thấy số tiền tiết kiệm của mình chưa được là bao. Bằng cách thực hiện theo các mẹo dưới đây, bạn sẽ đi đúng hướng hơn, tiến ngày càng gần đến mục tiêu tài chính.
Trên thực tế, bạn vẫn còn hơn 30 năm trong lực lượng lao động, vì vậy đừng nản lòng nếu thấy số tiền tiết kiệm của mình chưa được là bao. Bằng cách thực hiện theo các mẹo dưới đây, bạn sẽ đi đúng hướng hơn, tiến ngày càng gần đến mục tiêu tài chính.
Nhiều người không tiết kiệm được tiền ở độ tuổi 20 không phải vì thói quen chi tiêu thiếu kiểm soát mà vì mức lương khi đó của họ tương đối thấp. Đây cũng là lúc họ thường phải vật lộn để trả các khoản vay sinh viên.
Tuy nhiên, tình trạng đó nên sớm kết thúc. Theo lời khuyên của các chuyên gia, ở độ tuổi 30, bạn nên tiết kiệm được số tiền tương đương thu nhập trung bình 1 năm. Điều này có nghĩa rằng nếu thu nhập của bạn trung bình là 10 triệu đồng/tháng tương đương 120 triệu đồng/năm, số tiền tiết kiệm bạn nên có khi 30 tuổi là 120 triệu đồng.
Tin tốt là khi bạn 30 tuổi, bạn vẫn còn nhiều thời gian ở phía trước. Trên thực tế, bạn vẫn còn hơn 30 năm trong lực lượng lao động, vì vậy đừng nản lòng nếu thấy số tiền tiết kiệm của mình chưa được là bao. Bằng cách thực hiện theo các mẹo dưới đây, bạn sẽ đi đúng hướng hơn, tiến ngày càng gần đến mục tiêu tài chính:
1. Ưu tiên quỹ tiết kiệm khẩn cấp của bạn
Một quỹ dự phòng khẩn cấp với giá trị tương đương 3-6 tháng chi phí sinh hoạt là rất quan trọng để đảm bảo tài chính cho dù bạn đang ở lứa tuổi nào. So với độ tuổi 20, quỹ khẩn cấp có xu hướng trở nên quan trọng hơn ở độ tuổi 30 vì lúc đó bạn có nhiều khả năng đã có con và trở thành trụ cột, gánh vác gia đình.
Nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi rằng vì sao chúng ta nên để một khoản tiền trong quỹ khẩn cấp với mức lãi suất rất thấp. Tuy nhiên, quỹ này sẽ giúp bạn tránh được việc phải thanh lý các khoản đầu tư cổ phiếu của mình, tất toán sổ tiết kiệm trước hạn.
Nếu bạn còn mắc nợ khoản vay sinh viên, hãy ưu tiên hàng đầu để tiết kiệm cho quỹ khẩn cấp. Chỉ thực hiện các khoản thanh toán tối thiểu cho khoản vay sinh viên của bạn cho đến khi bạn có ít nhất 3 tháng chi phí sinh hoạt trong quỹ khẩn cấp của mình. Sau đó, việc của bạn là tập trung nhiều hơn vào việc trả khoản nợ sinh viên.
2. Coi việc trả nợ lãi cao như một khoản đầu tư
Để quyết định đầu tư hay trả nợ còn phụ thuộc vào việc lãi suất bạn phải trả cho khoản nợ liệu có nhiều hơn tỷ suất sinh lời bạn dự kiến có được từ khoản đầu tư hay không. Nếu khoản đầu tư có thể mang lại lợi nhuận trung bình hàng năm khoảng 6% đến 8%, bạn nên cân nhắc thanh toán bất kỳ khoản nợ nào có lãi suất trên mức này.
Lãi suất thẻ tín dụng thường cao hơn lãi suất cho các khoản vay dành sinh viên. Điều này có nghĩa là bạn nên ưu tiên thanh toán khoản nợ thẻ tín dụng trước. Nếu bạn có một khoản nợ lãi suất thấp thì việc trả hết mọi nợ nần vào khoảng 30 tuổi lại không phải là lợi ích tài chính tốt nhất của bạn. Sẽ tốt hơn khi bạn đầu tư số tiền đó để có thể hưởng lợi từ lãi kép .
3. Chấp nhận rủi ro
Ở tuổi 30, thời gian nghỉ hưu của bạn còn nhiều năm nữa. Bạn không cần quá lo lắng về sự sụp đổ của thị trường chứng khoán vì giá trị danh mục đầu tư của bạn sẽ có nhiều thời gian để phục hồi.
Điều cần thiết ở đây là chấp nhận đủ rủi ro để tạo ra lợi nhuận cao, đặc biệt nếu bạn bắt đầu việc đầu tư muộn. Đừng đầu tư vào một danh mục đầu tư khiến bạn “tim đập chân run” mỗi khi nghĩ đến nhưng cũng đừng quá bảo thủ, quá an toàn.
Một danh mục đầu tư với tỷ lệ lớn là cổ phiếu và tỷ lệ nhỏ đầu tư vào trái phiếu là lựa chọn tốt cho những người ở độ tuổi 30. Có một quy tắc gọi là Quy tắc 110 để bạn tham khảo. Theo đó, bạn nên phân bổ tỷ lệ cổ phiếu của mình bằng 110 trừ đi số tuổi. Ví dụ: Bạn 30 tuổi thì bạn nên sở hữu 80% cổ phiếu và 20% trái phiếu trong danh mục đầu tư.
4. Ưu tiên tiết kiệm cho việc nghỉ hưu của bạn trước quỹ đại học cho con
Nếu bạn có con, đừng biến chúng thành kế hoạch nghỉ hưu của bạn. Hãy tập trung vào xây dựng quỹ khẩn cấp và tiết kiệm hưu trí của bạn trước khi đổ tiền vào quỹ đại học dành cho con.
Chúng có nhiều lựa chọn để tài trợ cho việc học của mình như làm việc bán thời gian, học bổng hay các khoản vay sinh viên… trong khi các lựa chọn để bạn tài trợ cho quỹ hưu trí bị hạn chế hơn. Một khi kế hoạch đầu tư hưu trí của bạn thành công, bạn có thể bắt đầu tiết kiệm để cho con cái học đại học.
5. Tiết kiệm nhiều hơn khi bạn kiếm được nhiều hơn
Rất nhiều người những năm 20 tuổi “lương tháng nào xào tháng đó”. Tuy nhiên, khi sự nghiệp của bạn đã ổn hơn, thu nhập của bạn cũng tăng lên so với trước, đừng rơi vào bẫy lạm phát lối sống mà hãy tăng cường tiết kiệm.
Điều cần phải nhớ khi lương của bạn tăng lên là tăng tỷ lệ tiết kiệm, chi phí cần tăng với tốc độ chậm hơn so với thu nhập. Khi bạn tránh được bẫy lạm phát lối sống và thúc đẩy khoản tiết kiệm ngày một tăng, bạn có thể thành công trong việc tiết kiệm đủ tiền cho những năm tháng sau này.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết