Những người mê trứng vịt lộn chắc hẳn sẽ rất ngạc nhiên và buồn rầu khi biết món ăn này lọt top đầu những món ăn kinh khủng nhất năm 2023.
Taste Atlas – trang web được mệnh danh “bản đồ ẩm thực thế giới” gần đây đã công bố danh sách 100 món ăn kinh khủng nhất thế giới năm 2023. Trong đó, trứng vịt lộn (hay hột vịt lộn) nằm ở những món hàng đầu danh sách dựa theo lượt bình chọn. Đây là món ăn được chế biến từ quả trứng vịt khi phôi đã phát triển thành hình nên không phải ai cũng ăn được, nhất là ở các quốc gia phương Tây.
Cho đến ngày 6/2/2023, vị trí số 1 của bảng xếp hạng này thuộc về món Rybí polévka với đầu và nội tạng cá chép nấu súp rau củ của Cộng hòa Séc. Đứng thứ 2 là Lutefisk của Na Uy được làm bằng cá tuyết sống ngâm giấm cho lên men ăn cùng sốt khoai tây luộc trộn đậu xanh. Nằm ở vị trí thứ 3 là món ăn truyền thống có tên Blodpudding của Thụy Điển với máu động vật trộn bột mì cùng bia và chiên với bơ.
Lý do trứng vịt lộn được coi là món ăn “đại bổ”
Không chỉ là món ăn nhẹ ngon miệng được nhiều người yêu thích, trứng vịt lộn còn được nhiều quốc gia phương Đông coi là món ăn “đại bổ”. Món ăn này phổ biến ở các quốc gia như Việt Nam, Philippines, Campuchia và một số vùng tại Trung Quốc, Thái Lan.
Đầu tiên, trứng vịt lộn rất giàu dinh dưỡng. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trong một quả trứng vịt lộn có 182 kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipid, 82mg canxi, 212mg photpho, 600mg cholesterol… Ngoài ra, nó còn có nhiều vitamin A, sắt, glucid, vitamin B1 và C… Đó là lý do món ăn này thường được dùng để bồi bổ khi mệt mỏi, mới ốm dậy, mang thai hoặc cần tăng cân.
Theo Đông y, trứng vịt lộn còn giúp bổ huyết, ích trí, giúp cơ thể dễ hấp thụ dưỡng chất và phát triển nhanh chóng, khỏe mạnh hơn. Nếu ăn trứng vịt lộn cùng với gừng, rau răm thì còn có thể cộng hưởng thành bài thuốc chữa cảm cúm, giảm đau đầu, trị thiếu máu, suy nhược, phòng tránh còi xương.
Đặc biệt, một trong những lý do khiến món ăn này được coi là “đại bổ”, được phái mạnh yêu thích là vì tác dụng tăng cường sinh lực. Bởi vì ngoài rất giàu dinh dưỡng, ăn vào là dồi dào năng lượng thì nó còn giàu sắt, giúp lưu thông máu tốt nên hỗ trợ hiệu quả cho “chuyện giường chiếu”. Thậm chí, y học cổ truyền còn coi đây là bài thuốc tự nhiên giúp nuôi dưỡng tinh trùng, cải thiện và hỗ trợ điều trị các bệnh rối loạn cương dương, xuất tinh sớm.
Hay đối với thai phụ, trứng vịt lộn giống như “cứu tinh” khi muốn bổ sung dưỡng chất, tăng cân cho cả mẹ và con trong thai kỳ. Đặc biệt là nó rất giàu sắt, giúp phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt – một tình trạng rất dễ gặp khi mang thai.
Ngoài ra, bản thân trứng vịt lộn cũng giúp nhanh no bụng và no lâu. Vì vậy rất nhiều người chọn nó làm món ăn sáng và cả các bữa chính trong ngày. Nhất là khi muốn đổi vị các bữa ăn hoặc không có nhiều thời gian ăn uống, phải làm công việc nặng nhọc.
Những điều “cấm kỵ” khi ăn trứng vịt lộn
Mặc dù không thể phủ nhận những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng mà trứng vịt lộn mang lại nhưng do hình thức, cách chế biến và cách ăn khiến nhiều người không thể ăn hoặc “sợ” món này. Thêm nữa, nếu ăn không đúng cách thì sẽ phản tác dụng, thậm chí mang đến nhiều bệnh tật.
Sau đây là 6 điều “cấm kỵ” khi ăn trứng vịt lộn mà bất cứ ai cũng cần lưu ý:
1. Không nên ăn quá nhiều
Nhiều người quan niệm trứng vịt lộn có tác dụng tốt với sức khỏe, nhiều dinh dưỡng nên ăn thường xuyên. Tuy nhiên, cũng vì quá giàu dinh dưỡng mà chúng ta không nên ăn món này quá nhiều hay quá thường xuyên. Bởi vì thừa chất sẽ tạo gánh nặng, khiến nhiều cơ quan phải làm việc quá sức, gây rối loạn chuyển hóa và nhiều bệnh tật. Phổ biến nhất là các bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường, mỡ máu…
Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 trứng vịt lộn mỗi tuần và tách rời không nên ăn cùng một lúc. Còn với trẻ từ 5 tuổi trở lên cũng chỉ nên ăn 1/2 quả mỗi lần, mỗi tuần từ 1 – 2 lần là đủ.
2. Không ăn vào buổi tối
Thời điểm ăn trứng vịt lộn cũng rất quan trọng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm ăn vịt lộn tốt nhất là trong bữa sáng. Bởi sau một đêm ngủ dài, cơ thể thiếu năng lượng cho một ngày mới.
Ngược lại với giá trị dinh dưỡng cao, nếu ăn vịt lộn vào bữa tối hay gần giờ đi ngủ lại là sai lầm. Bởi thời điểm đó, là lúc hệ tiêu hóa hoạt động kém, ăn vịt lộn vào gây đầy bụng, khó tiêu nên khó ngủ hơn. Thông thường khi nhiều chất đạm và béo đưa vào cơ thể, bạn sẽ sinh đầy hơi, khó ngủ, tăng nguy cơ béo phì và nhiều bệnh đường tiêu hóa khác.
3. Người không nên ăn trứng vịt lộn
Trứng vịt lộn quá giàu dinh dưỡng nên không tốt cho người thừa cân, béo phì. Món ăn này cũng rất giàu đạm và cholesterol nên người mắc các bệnh như gout, cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch, tiểu đường, bệnh gan thì tốt nhất là nên tránh xa.
Dùng trứng vịt lộn để bồi bổ cho người già và trẻ em cũng là một quan niệm sai lầm. Do khi có tuổi, hệ tiêu hóa cũng như quá trình trao đổi chất chậm hơn rất nhiều, không phù hợp với món quá giàu đạm như trứng vịt lộn. Tương tự, trẻ dưới 5 tuổi tốt nhất là không nên ăn trứng vịt lộn vì hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện.
4. Những thực phẩm không ăn cùng trứng vịt lộn
Từ một món “đại bổ”, trứng vịt lộn có thể trở thành “thuốc độc” nếu bạn kết hợp sai thực phẩm.
Đầu tiên, đừng bao giờ ăn trứng vịt lộn gần với lúc uống sữa. Sữa rất giàu Lactose còn trứng vịt lộn thì quá nhiều Protein, kết hợp với nhau sẽ làm giảm chất dinh dưỡng. Đặc biệt còn gây ra đầy bụng, nôn nao, khó tiêu.
Thịt thỏ và thịt ngỗng là những thực phẩm có tính hàn nên không nên ăn chung với trứng vịt lộn. Chúng còn chứa các chất có hoạt tính sinh học khác nên khi ăn chung có thể gây đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa.
Ở Việt Nam, trứng vịt lộn là món ăn dân dã hay bán ở vỉa hè, quán ăn nên cũng nhiều người có thói quen uống nước chè sau khi ăn. Không chỉ bởi vì tiện mà còn giúp khử mùi tanh trong miệng. Tuy nhiên trong nước chè có hàm lượng axit tannic cao nếu kết hợp với protein trong trứng vịt lộn có thể gây khó tiêu, đầy bụng.
Cam cũng không hợp để dùng chung với trứng vịt lộn. Sự kết hợp này có thể gây tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn và nôn mửa do hàm lượng protein trong trứng phản ứng lại với axit tartaric có trong quả cam. Tương tự, chúng ta cũng không được ăn quả ngay trước, sau hoặc cùng lúc với trứng vịt lộn. Trái cây này rất giàu pectin và axit, tannic nên khi kết hợp với trứng vịt lộn sẽ gây ngộ độc thực phẩm, lâu ngày còn hình thành sỏi đường tiêu hóa.
Cuối cùng, rất nhiều người khi tẩm bổ thích dùng chung trứng vịt lộn với óc lợn để gấp đôi “đại bổ”. Nhưng thực tế, hai thực phẩm khiến này hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao nếu như ăn cùng nhau. Có thể gây ra tăng huyết áp đột ngột và thậm chí gây tử vong trong trường hợp nặng.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết