Đây là lĩnh vực đầy triển vọng, hứa hẹn tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Ngày nay, các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô trong nước đã bước đầu khẳng định vai trò, vị trí đối với thị trường ô tô nội địa. Sản xuất ô tô là ngành công nghiệp đang trên đà phát triển ở Việt Nam. Song hành với sự phát triển đó, cơ hội việc làm trong ngành Công nghệ kỹ thuật hứa hẹn một thị trường tiềm năng, vô cùng rộng mở.
Hiện có nhiều trường đại học, cơ sở đào tạo ngành học Công nghệ kỹ thuật. Đây là ngành nghề được nam giới ưa chuộng, sau khi ra trường có thu nhập khá cao.
NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ LÀ GÌ, CẦN HỌC NHỮNG MÔN GÌ?
Công nghệ kỹ thuật ô tô là ngành học tích hợp đa lĩnh vực như: Cơ khí, tự động hóa, công nghệ chế tạo máy, điện – điện tử,… Các sinh viên được đào tạo cần đảm bảo khả năng tốt về toán học, khoa học tự nhiên và kỹ thuật cơ sở để đáp ứng tiếp thu kiến thức chuyên ngành một cách tốt nhất.
Kỹ sư công nghệ ô tô sau khu tốt nghiệp có thể đảm nhiệm tốt các công việc khai thác, bảo trì, nâng cao hiệu quả sử dụng ô tô. Bên cạnh đó là tham gia vào quản lý dịch vụ kỹ thuật, điều hành sản xuất, lắp ráp phụ tùng tại các nhà máy sản xuất hay các đại lý ô tô.
Công nghệ kỹ thuật ô tô hiện là lĩnh vực được tích hợp kiến thức của nhiều ngành học, môn học. Theo đó, sinh viên, học viên sẽ được trang bị về kiến thức cũng như kỹ năng liên quan đến cơ khí, sản xuất và lắp ráp phụ tùng, hệ thống điều khiển, hệ thống truyền động – truyền lực. Hầu hết, chương trình học tại các cơ sở đào tạo đều tập trung vào các môn chuyên ngành như: Quản lý dịch vụ ô tô, động cơ đốt trong, sửa chữa và kiểm định ô tô, hệ thống điều khiển tự động,…
CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP VÀ MỨC LƯƠNG HẤP DẪN
Công nghệ kỹ thuật ô tô được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp “đầu tàu”. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô được xem là nhân tố tác động tích cực, thúc đẩy các ngành liên quan phát triển, tạo động lực xây dựng nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ đó nhu cầu việc làm của ngành học này cũng gia tăng một cách nhanh chóng. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể đảm nhận công việc tại các vị trí như:
– Kỹ sư thiết kế.
– Kỹ sư nghiên cứu phát triển công nghệ kỹ thuật ô tô.
– Kỹ thuật viên (KTV) ở các cấp độ và các mảng khác nhau, theo từng chuyên ngành khác nhau như: KTV chung, KTV đồng sơn, KTV kiểm soát chất lượng, KTV điện thân xe, KTV điện – điện tử, KTV lắp ráp, KTV phụ tùng, KTV giám định,…
– Cố vấn kỹ thuật, cố vấn dịch vụ.
– Điều phối viên sản xuất, sửa chữa.
– Quản lý (xưởng trưởng, trưởng bộ phận sản xuất, sửa chữa,…).
– Giảng viên các trường đại học, cao đẳng, trường nghề,…
Tại Việt Nam, nếu xem xét về trình độ và kinh nghiệm, thu nhập của các kỹ sư công nghệ kỹ thuật ô tô có sự khác biệt như sau:
– Kỹ sư ô tô học việc: Từ 4 – 5 triệu đồng/tháng.
– Kỹ sư đã có kinh nghiệm 2 – 3 năm: Từ 10 – 20 triệu đồng/tháng.
– Kỹ sư đã có kinh nghiệm trên 5 năm, đảm nhiệm thêm công việc quản lý nguồn nhân lực: Từ 18 – 25 triệu đồng/tháng.
– Kỹ sư cấp cao: Từ 25 – 35 triệu đồng/tháng.
MỘT SỐ TRƯỜNG ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ
Hiện nay có nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp tuyển sinh ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô như:
– Đại học Đại Nam.
– Đại học Giao thông vận tại.
– Đại học Sư phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng).
– Đại học Nha Trang.
– Đại học Yersin Đà Lạt.
Với ngành học này, thí sinh có thể chọn thi đầu vào các tổ hợp môn như: Khối A00 (Toán, Lý, Hóa), khối A01 (Toán, Lý, Anh), khối B00 (Toán, Hóa, Sinh), khối C01 (Văn, Toán, Lý), khối D01 (Toán, Văn, Anh), khối D07 (Toán, Hóa, Anh).
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết