Bản lĩnh của đàn ông là vấn đề tế nhị nhưng rất quan trọng. Do không được nhắc đến nhiều nên có những nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng vô tình bị bỏ qua.
Khi đàn ông ngoài 30 tuổi, gánh nặng trên vai nặng hơn rất nhiều so với khi còn trẻ. Họ không những phải gánh vác những trách nhiệm nặng nề của gia đình, xã hội mà còn phải đối mặt với những thay đổi khác nhau về điều kiện làm việc và chức năng cơ thể.
Người xưa có câu: “Tam thập nhị lập” để chỉ sự độc lập của đàn ông trong sự nghiệp và gia đình. Nhưng có rất nhiều người đàn ông có dấu hiệu lão hóa rõ rệt sau tuổi 30! Trong quá trình lão hóa, sức đề kháng sẽ giảm sút, đồng thời các chức năng khác nhau của cơ thể cũng suy giảm, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Sau 35, tuổi tác tỉ lệ nghịch với phong độ
Nhu cầu của đấng mày râu không chỉ phụ thuộc vào bệnh lý, văn hoá xã hội, chấn thương tâm lý – tình cảm…. mà còn biến đổi do tuổi tác. Tỷ lệ nam giới mắc các bệnh về nam khoa ngày càng tăng cao, ước tính 20-30% trong dân số, đặc biệt xảy ra nhiều trên các đối tượng sau 35 tuổi.
Điều đáng nói rằng nồng độ testosterone không duy trì hằng định ở mọi độ tuổi mà còn suy giảm dần theo năm tháng. Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận sự sụt giảm nồng độ testosterone trung bình khoảng 1% mỗi năm. Sự sụt giảm này bắt đầu biểu hiện rõ khi người đàn ông sau độ tuổi 35-40.
Suy giảm testosterone không chỉ ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng mà còn gây ra các vấn đề khó chịu khác như: Mất ngủ, mệt mỏi, khối lượng cơ giảm, các bệnh lý về tim mạch chuyển hoá…
Khi rơi vào tình trạng này, nhiều cánh mày râu sẽ có tâm lý tự ti, lo lắng và căng thẳng. Vấn đề này lâu ngày không được giải quyết sẽ đưa các anh vào vòng xoáy bệnh lý, khiến triệu chứng ngày càng nặng nề hơn và khó đáp ứng với thuốc điều trị.
Bên cạnh tuổi tác thì cũng có nhiều yếu tố tác động khiến phong độ của đàn ông sau 35 tuổi giảm sút.
2 yếu tố ngoài tuổi tác “bào mòn” sức khỏe nam giới
1. Thuốc lá, rượu bia
Thuốc lá và rượu bia tác động gián tiếp lên cơ thể của nam giới thông qua việc giảm sản xuất testosterone. Hậu quả là các quý ông bị giảm ham muốn. Bên cạnh đó, nam giới lạm dụng nhiều bia rượu khiến họ dễ có các bệnh lý nền.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nam giới thường xuyên hút thuốc có nguy cơ vô sinh cao gấp 3 lần so với nam giới không bao giờ hút thuốc. Bệnh nhân nghiện rượu mãn tính sẽ bị teo tinh hoàn khiến chất lượng “tinh binh” giảm sút.
2. Chế độ dinh dưỡng và vận động
Chế độ dinh dưỡng và thói quen ít vận động lâu ngày sẽ làm cho cơ thể suy yếu, thiếu dưỡng chất để sản xuất và điều hướng chuyện vợ chồng.
Ngoài ra, sau độ tuổi này, đàn ông thường hay dễ mắc các bệnh lý về tim mạch, chuyển hóa, điều này cũng ảnh hưởng đến sinh lý.
Tóm lại, khi nam giới có dấu hiệu của suy giảm chức năng sinh dục thì có khả năng cơ thể người họ đang có bệnh lý nào đó kèm theo mà chưa được phát hiện. Điều này nên được quan tâm, đặc biệt ở nam giới có rối loạn chức năng tình dục sau độ tuổi 35- 40 tuổi.
Con người hiện đại ngày càng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những năm gần đây, số lượng người mắc các bệnh về nội tiết tố nam không ngừng tăng lên. Do đó, vấn đề sức khỏe của nam giới cũng cần được coi trọng, “phái mạnh” cũng nên học cách chăm sóc cơ thể về mọi mặt.
Để duy trì sức khỏe, tránh xa bệnh tật, nam giới nên chú ý thay đổi thói quen càng sớm càng tốt. Sau khi đi qua thời kỳ đỉnh cao, sức khỏe dù có tốt đến mấy cũng khó có thể như giai đoạn trước. Chỉ cần một chút thay đổi trong lịch sinh hoạt, cơ thể sẽ cảm ơn bạn rất nhiều lần.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết