Nhiều nam giới hốt hoảng khi thấy ‘cậu nhỏ’ của mình có vẻ nhỏ, ngắn đi sau khi mắc Covid-19 điều này có đúng hay không?
Mắc Covid-19 từ cuối tháng 9/2021, anh Nguyễn Khắc T. (33 tuổi, trú tại Thủ Dầu Một – Bình Dương) tới tìm bác sĩ để khám bệnh với chứng rối loạn cương. Anh T. nói trước đây chuyện sinh hoạt tình dục hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên, anh T. mắc Covid-19 và phải can thiệp thở oxy qua mặt nạ. Sau khi khỏi bệnh trở về nhà, cả tháng trời anh T. thấy người mệt mỏi, lúc nào cũng như đi mượn. Toàn thân mệt mỏi nên anh cũng không để ý tới ‘cậu nhỏ’ của mình lắm.
Chỉ tới khi khoẻ hơn, công việc đi làm bình thường anh T. giật mình vì thấy ‘cậu nhỏ’ yếu hơn trước. Nếu trước đây vào sáng sớm có khi ‘chào cờ’ thẳng tắp thì hiện tại khả năng này giảm, cong queo như quả chuối và đặc biệt anh T. thấy ‘cậu nhỏ’ ngắn hơn.
Hai vợ chồng anh nghĩ thời gian sẽ bình phục lại nhưng nhiều tháng trôi qua, ‘cậu nhỏ’ có khả năng cương trở lại nhưng vẫn ngắn và quan hệ vợ chồng không được như trước nữa.
Anh T. tìm tới bác sĩ. Khi kiểm tra cho anh, bác sĩ chẩn đoán anh bị rối loạn cương độ 1. Tình trạng có thể do căng thẳng kéo dài trong thời gian dịch xảy ra và virus cũng tấn công vào mạch máu làm cho tình trạng cương cứng kém hơn.
Trước đây cũng có khá nhiều tờ báo đưa tin về câu chuyện người đàn ông 30 tuổi ở Mỹ bị teo cậu nhỏ sau nhiễm Covid-19. Cụ thể, anh nói mình nhiễm Covid-19 nặng vào tháng 7 năm ngoái. Sau khi xuất viện anh gặp một vài vấn đề về rối loạn cương. Đáng buồn hơn, bản thân anh cảm thấy ‘cậu nhỏ’ bị teo ngắn 3.8cm so với lúc chưa nhiễm bệnh.
Chia sẻ về vấn đề trên, TS.BSCKII.Trà Anh Duy – Chuyên gia Tiết niệu – Nam khoa tại Men’s Health cho rằng không chỉ riêng anh T. mà có rất nhiều nam giới cũng hoảng hốt vì sau Covid-19 “cậu nhỏ” của họ bị ảnh hưởng.
Trên thế giới, tại Trường Đại học London (Anh) có tiến hành khảo sát trên 3.400 tình nguyện viện về các triệu chứng hậu Covid-19, còn gọi là “long Covid”. Trong đó, 203 triệu chứng bất thường đã được ghi nhận ở các bệnh nhân từ 56 quốc gia.
Gần 5% số tình nguyện viên nam nói họ bị “giảm kích thước tinh hoàn/cậu nhỏ”, và khoảng 15% bị rối loạn chức năng tình dục theo kết quả khảo sát được công bố trên tạp chí EClinicalMedicine của Lancet.
Tuy nhiên, bác sĩ Duy cho rằng hiện tượng ‘cậu nhỏ’ có vẻ như bị teo là có thể xảy ra, nhưng đây dường như chỉ là cảm giác của người bệnh. Điều này, theo bác sĩ, là do xuất phát từ tình trạng rối loạn cương và khi cậu nhỏ không được bơm máu một cách đầy đủ, kèm theo cảm giác buồn chán, mất tự tin có khi dẫn đến suy nghĩ ‘cậu nhỏ’ có vẻ như đã teo lại.
BS Duy cho rằng Covid-19 tạo ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe nam giới như suy giảm chất lượng tinh trùng, rối loạn cương dương, thậm chí còn tạo cảm giác cậu bé bị “teo lại”… Nam giới cần theo dõi sức khỏe thường xuyên trước sự lây lan phức tạp của dịch bệnh.
Còn các lý do như suy giảm testosterone hậu Covid-19, bác sĩ Trà Anh Duy nói điều này cũng được kết luận trên các tạp chí y khoa. Suy giảm nội tiết tố nam testosterone gây giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương cùng các rối loạn xuất tinh.
Khi testosterone suy giảm kéo dài làm nam giới giảm sức sống, khí sắc kém, giảm vận động thể chất, giảm sức lực cơ bắp, dễ buồn ngủ, thay đổi tính tình… cùng nhiều hệ lụy khác.
Cũng trong đại dịch Covid-19, các vấn đề liên quan tới stress, căng thẳng vì dịch bệnh, công việc khó khăn, áp lực cuộc sống cũng là tác nhân “khủng bố” khả năng ham muốn tình dục của mọi người.
BS Anh Duy nói để một cuộc yêu thăng hoa và thỏa mãn xuất phát từ cơ thể khoẻ mạnh và tâm trạng vui vẻ, thoải mái. Nhưng điều kiện tình hình dịch bệnh trong hơn 2 năm qua thì điều này trở thành xa xỉ với các đôi vợ chồng.
BS Duy khuyến nghị mọi người nói chung và nam giới nói riêng cần có một sự hiểu biết để không bị hoang mang, lo lắng trước những di chứng của đại dịch. Khi gặp các sự cố về sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản, có thể tìm đến các chuyên gia để được tham vấn, phát hiện và xử lý kịp thời.
Lifehub tổng hợp