Vị cha đẻ đã sáng lập nên nền tảng lý thuyết marketing chúng ta đang học hiện giờ chính là: Philip Kotler. “Dù ông đã mất nhưng kho tàng kiến thức vẫn còn tồn tại mãi theo thời gian”.
1. Philip Kotler là ai?
Philip Kotler là giáo sư người Mỹ nổi tiếng thế giới chuyên giảng dạy, tư vấn doanh nghiệp trong mảng Quản trị và Marketing. Ông được mệnh danh là huyền thoại duy nhất về Marketing và được Financial Times bình chọn là một trong bốn “Nhà quản trị vĩ đại nhất mọi thời đại” (cùng với Jack Welch, Bill Gates và Peter Drucker).
Bên cạnh đó ông còn là tác giả của 55 quyển sách về marketing được xuất bản và đồng tác giả của hơn 100 cuốn sách cùng các bài nghiên cứu mảng marketing và kinh doanh quản trị. Những cuốn sách của ông đã được phủ sóng trên 58 quốc gia, được dịch hơn 20 thứ tiếng và là sách gối đầu giường của những ai đã và đang học chuyên ngành marketing.
Những cuốn sách về quản trị marketing nổi tiếng của ông là: Marketing 3.0; Tiếp Thị 4.0; Mười Sai Lầm Chết Người Trong Tiếp Thị; Thấu Hiểu Tiếp Thị Từ A Đến Z; Tiếp Thị Phá Cách; Cách Tân Để Thắng; Phiêu Lưu Trong Thế Giới Marketing.
2. Lý thuyết tiếp thị của Philip Kotler
– Hiểu khách hàng mục tiêu và giải quyết vấn đề của họ theo cách tốt hơn so với những đối thủ cạnh tranh.
– Xây dựng cam kết thương hiệu và cam kết đó phải được truyền tải tới mọi thành viên trong mạng lưới kinh doanh (nhân viên, nhà phân phối, nhà cung cấp).
– Liên tục cải tiến sản phẩm, dịch vụ và chuỗi cung ứng hàng hóa.
3. Marketing hiện đại
– Nhu cầu đặc biệt của khách hàng ngày càng gia tăng.
– Các kênh truyền thông mới.
– Cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn.
– Vòng đời sản phẩm ngắn hơn.
– Luật pháp ngày càng chặt chẽ hơn.
4. Trách nhiệm xã hội của marketing
Marketing xã hội có thể hiểu là việc truyền bá hình mẫu cuộc sống, giúp con người sống tốt hơn (thể thao lành mạnh) hoặc tuyên truyền từ bỏ các thói quen có hại cho sức khỏe (thuốc lá). Các doanh nghiệp cần phân biệt rõ việc đáp ứng nhu cầu cá nhân và nhu cầu xã hội của người tiêu dùng. Ví dụ: thuốc lá có thể mang lại cảm giác mãn nguyện đối với một cá nhân nào đó, nhưng nó sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của những người xung quanh, từ đó tạo ra gánh nặng trong lĩnh vực chăm sóc y tế cộng đồng.
5. Tương lai của marketing
Ngoài mô hình 4Ps (product, price, place & promotion), ngày nay theo Kotler, cần định nghĩa lại vai trò tiếp thị với công thức CCDV (creating, communicating & delivering value to the consumer – sáng tạo, truyền thông và giao giá trị cho người tiêu dùng – ở đây cần nhấn mạnh đến ý tưởng “giao giá trị” chứ không chỉ trao sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng).
Philip Kotler đã từng đến thăm Việt Nam vào ngày 16/8/2007 và đây chính là những nhận định của ông về nền Marketing thời đại mới tại Việt Nam, mọi người có thể xem tại đây.
LifeHub