Nhu cầu mua bán, trao đổi xe máy cũ vẫn đang được nhiều người quan tâm hàng ngày. Tuy nhiên, để sở hữu một chiếc xe máy hợp pháp thì người mua lại cần nắm rõ thủ tục sang tên xe máy một cách chính xác nhất.
Theo luật hiện hành mới nhất, thủ tục sang tên xe máy được chia làm 2 mục. Bao gồm thủ tục sang tên xe máy cũ trong cùng tỉnh và thủ tục sang tên xe máy cũ khác tỉnh. Dưới đây là các bước tiến hành chi tiết để người đọc nắm được quy trình chính xác và đầy đủ nhất.
1. Thủ tục sang tên xe máy cũ trong cùng tỉnh
Để tiến hành làm thủ tục sang tên xe máy cũ trong cùng tỉnh, cần thực hiện 4 bước như sau:
1.1. Chuẩn bị giấy tờ để mua bán xe máy
Nếu người bán không thể tự mình tiến hành việc mua bán xe, người bán có thể ủy quyền cho người khác thực hiện Hợp đồng ủy quyền có công chứng.
1.2. Thực hiện công chứng hợp đồng mua bán xe
Theo Điểm b Khoản 2 Điều 8 Thông tư 58/2020/TT-BCA, giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe.
Việc này được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, nếu bạn lựa chọn chứng thực chữ ký trên Giấy bán, cho, tặng xe cá nhân thì thực hiện chứng thực chữ ký tại UBND xã nơi thường trú của người bán, cho, tặng xe.
1.3. Nộp lệ phí trước bạ sang tên xe máy
Ở bước thứ 3, sau khi 2 bên thực hiện xong việc công chứng Hợp đồng mua bán xe, bạn cần nộp lệ phí trước bạ cho cơ quan nhà nước. Lệ phí trước bạ mỗi chiếc xe khác nhau và được tính bằng công thức như sau:
Lệ phí trước bạ (đồng) = Giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ (đồng) x Mức thu lệ phí trước bạ theo tỉ lệ (%).
Trong đó: Giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ = giá trị tài sản mới nhân với (x) tỉ lệ phần trăm chất lượng còn lại của tài sản.
1.4. Thực hiện sang tên xe cũ
Chủ xe trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác nộp giấy chứng nhận đăng ký xe cho cơ quan đăng ký.
Cán bộ làm nhiệm vụ tại cơ quan thẩm quyền sẽ tiến hành thu hồi đăng ký xe và cấp giấy chứng nhận thu hồi đăng ký xe.
Bên mua tiến hành đăng ký sang tên chủ xe theo các bước sau:
Chuẩn bị hồ sơ gồm: Giấy khai đăng ký xe, Chứng từ lệ phí trước bạ, Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, Giấy tờ của chủ xe. Nộp 1 bộ hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận để bộ phận tiếp nhận trả kết quả trụ sở Phòng Cảnh sát giao thông hoặc Công an cấp huyện.
Người thực hiện thủ tục sẽ được cấp nhận chứng nhận đăng ký xe cho chủ xe mới trong thời gian không quá 2 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Biển số xe được cấp ngay sau khi hoàn thành hồ sơ hợp lệ.
2. Thủ tục sang tên xe máy cũ khác tỉnh
Trong trường hợp sang tên xe máy cũ khác tỉnh, bên bán và bên mua thực hiện tương tự 3 bước đầu tiên giống thủ tục sang tên xe máy cũ cùng tỉnh. Riêng bước 4 – Thực hiện sang tên xe máy được tiến hành như sau:
Người bán thực hiện thủ tục tại nơi đã cấp đăng ký xe.
Người mua thực hiện thủ tục tại nơi xe chuyển đến theo các bước:
– Chuẩn bị hồ sơ gồm: Giấy khai đăng ký xe (Mẫu số 01), Chứng từ lệ phí trước bạ, Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe, Giấy tờ của chủ xe.
– Nộp một bộ hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trụ sở Phòng Cảnh sát giao thông hoặc Công an cấp huyện.
Người mua bấm chọn biển số xe trên hệ thống đăng ký, nhận biển số xe và nhận giấy hẹn trả Giấy chứng nhận đăng ký xe.
Sau đó, đóng lệ phí cấp đổi Giấy chứng nhận, biển số theo quy định tại Thông tư 229/2016/TT-BTC.
Trong đó:
– Trị giá xe để tính lệ phí cấp biển theo giá tính lệ phí trước bạ.
– Khu vực I gồm Thành phố Hà Nội và TPHCM.
– Khu vực II gồm các thành phố trực thuộc Trung ương (trừ Thành phố Hà Nội và TPHCM), các thành phố trực thuộc tỉnh và các thị xã.
– Khu vực III gồm các khu vực khác ngoài khu vực I và khu vực II nêu trên.
Trên đây là toàn bộ các bước cần thực hiện để tiến hành sang tên xe máy cũ một cách chi tiết và chính xác nhất. Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, chắc chắn giúp bạn đọc hiểu và nắm rõ được quy trình
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết