Sau khi kết hôn đôi vợ chồng mãi chưa có con, đi khám mới biết người chồng xuất tinh chỉ toàn nước, không hề có tinh trùng như những người đàn ông khác.
Theo bác sĩ Cao Hữu Thịnh – Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM với trường hợp bệnh nhân nam xuất tinh không có tinh trùng thì buộc phải can thiệp trợ giúp sinh sản.
Hàng ngày bác sĩ Thịnh gặp 3, 4 ca vô sinh do người chồng và đa phần là nam giới bị hiện tượng xuất tinh không có tinh trùng.
Ví dụ như vợ chồng trẻ từ Vĩnh Long lên TP.HCM kiểm tra vì cưới xong nửa năm chưa có con, cho dù đôi vợ chồng không sử dụng biện pháp tránh thai nào. Theo người vợ của bệnh nhân, đôi vợ chồng vẫn QHTD đều đặn, tâm trạng của cả hai cũng rất thoải mái nhưng không biết vì sao chưa có thai.
Kết quả, khi bác sĩ cho bệnh nhân tự lấy tinh trùng là tinh dịch đồ thì tinh trùng loãng như nước và đặc biệt không có bất kỳ chú tinh trùng nào bơi lội ở trong đó. Bác sĩ nhận định không có tinh trùng và muốn có con cần phải đến các cơ sở y tế thực hiện hỗ trợ sinh sản theo phương pháp với bệnh nhân không có tinh trùng.
Khi đến khám tại chỗ bác sĩ Thịnh, kết quả đôi vợ chồng đều mắc các bệnh lý gây vô sinh. Người chồng thì xuất tinh dịch, bên trong đều không có tinh trùng. Hay trường hợp khác, cặp vợ chồng tên là Thơm và Long (Biên Hoà, Đồng Nai, đều 25 tuổi) làm công nhân tại đây. Cả hai kết hôn hơn 2 năm chưa có con. Dịch bệnh kinh tế khó khăn nên hai người không đi khám.
Người vợ thì lép buồng trứng. Siêu âm bác sĩ không còn thấy trứng. Đây là ca đặc biệt BS Thịnh cho hay các trường hợp vô sinh khác thì đa số do một phía còn với cặp công nhân này thì đều do cả hai người.
Người chồng phải vào bệnh viện hút tinh trùng từ tinh hoàn. Nếu có tinh trùng sẽ trữ đông. Còn người vợ phải đi xin trứng. Nếu xin được trứng thì sẽ sử dụng tinh trùng của chồng để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.
BS Thịnh nói cặp đôi này khá rủi ro vì thông thường không ai xin được cả trứng và tinh trùng. Người bệnh chỉ chọn 1 trong 2 lựa chọn xin. Vì vậy, nếu hút tinh dịch người chồng không có tinh trùng bác sĩ cũng chịu.
Theo bác sĩ Thịnh, các trường hợp nam giới xuất tinh không có tinh trùng không phải hiếm. Những trường hợp này thường xuất tinh chỉ có nước và không thể có con.
Với những người không có tinh trùng để có con bệnh nhân cần thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng lấy được từ mào tinh hoặc tinh hoàn.
Một số ít trường hợp có thể điều trị bằng nội tiết nếu nguyên nhân là do thiếu nội tiết tuyến yên. Các trường hợp có thể điều trị bằng phẫu thuật như thông nối hay mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh có khả năng thành công thấp, chỉ nên áp dụng cho những trường hợp người vợ trẻ tuổi, dễ có thai.
Giải pháp hỗ trợ sinh sản như bơm tinh trùng, thụ tinh trong ống nghiệm, bác sĩ tiến hành các phương pháp hỗ trợ sinh sản như sau: Chọc hút lấy tinh trùng từ mào tinh qua da (PESA); Phẫu thuật vi phẫu lấy tinh trùng từ mào tinh (MESA); Phẫu thuật lấy tinh trùng từ tinh hoàn (TESE); Phẫu thuật vi phẫu lấy tinh trùng từ tinh hoàn (Micro-TESE).
Nếu nguyên nhân của tình trạng không có tinh trùng xuất phát từ yếu tố di truyền và có khả năng truyền sang con cái, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh phân tích yếu tố di truyền của tinh trùng trước lúc thực hiện các biện pháp hỗ trợ thụ tinh.
Việc chẩn đoán tình trạng không có tinh trùng rất khó được phát hiện thông qua các triệu chứng bên ngoài.
Người bệnh được chẩn đoán khi đi thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ. Mẫu tinh dịch của nam giới sẽ được kiểm tra bằng máy ly tâm hoặc soi dưới kính hiển vi. Trong trường hợp thể tích tinh dịch ít, các bác sĩ phải tiến hành tìm thêm tinh trùng trong nước tiểu sau khi xuất tinh.
Tỷ lệ noãn thụ tinh sau tiêm tinh trùng lấy từ mào tinh hoặc tinh hoàn có thể lên đến 70-80%. Sau đó phôi hình thành sẽ được nuôi cấy và chọn lọc để chuyển vào buồng tử cung.
Chi phí thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm khoảng 80 – 90 triệu đồng.
Lifehub tổng hợp