Trong xã hội ngày nay, mọi thứ đều có quy cách và tiêu chuẩn riêng, và việc ăn uống cũng không ngoại lệ.
Người xưa có câu: “Muốn biết bản chất của một người, cùng ngồi vào bàn ăn liền biết ngay”.
Thật vậy! Đặc biệt là khi men say thấm vào người, lời thật tuôn ra, bạn sẽ để lộ bản chất của mình. Từng hành vi, thói quen ăn uống cũng thể hiện thái độ của một người với cuộc sống. Từ đó, bạn có thể sàng lọc quan hệ, chọn bạn mà chơi.
Gặp người có 4 biểu hiện trên bàn ăn dưới đây, bạn phải tránh xa ngay lập tức:
1. Chế nhạo người xung quanh bằng giọng điệu giễu cợt
Muốn đánh giá một mối quan hệ có đủ bền lâu hay không, hãy nhìn vào cách đôi bên có thể tiếp nhận và hòa cùng với những trò đùa của nhau hay không.
Bạn bè đùa giỡn với nhau đương nhiên chẳng có gì sai, đó là minh chứng cho một mối quan hệ hòa hợp. Nhưng hãy nhớ rằng đùa cợt cũng phải có giới hạn, đó là còn chưa kể trên bàn ăn, bàn tiệc, không phải ai cũng xem đối phương là bạn bè của họ. Hơn nữa, cho dù quan hệ đối bên thân thiết đến mấy, cũng chẳng mấy ai thích trở thành trò cười trước mặt nhiều người bởi những câu đùa và chế nhạo của bạn.
“Món này ngon thế mà bạn lại không ăn được?”, “Mới uống bao nhiêu đã say khướt rồi, tệ quá!”, “Không ăn được cay hả, sao tệ quá vậy?”…
Mỗi người có mỗi giới hạn riêng, do đó, đừng dùng thế giới của mình để áp đặt vào cuộc sống của người khác. Người có thói quen này trên bàn ăn thường không thể giữ gìn mối quan hệ lâu dài.
2. Lớn tiếng với nhân viên phục vụ
Người ta có câu: “Khách hàng là thượng đế”. Khi chúng ta vào nhà hàng ăn uống, nếu gặp phải việc gì cần người khác giúp đỡ, việc gọi người phục vụ đến giải quyết là lẽ hiển nhiên.
Tuy nhiên, khách hàng cũng không tự xem mình là “thượng đế” như cách nói trên. Xã hội luôn có một kiểu người đi ăn ở ngoài nhưng thái độ vô cùng không tốt, thích lớn tiếng với nhân viên phục vụ, tỏ vẻ đạo mạo, thích sai khiến và bắt bẻ.
Song sự thật là, cách một người đối xử với người làm những công việc như nhân viên phục vụ, quét dọn vệ sinh… cũng là cách họ đối xử với người thân trong gia đình khi về nhà.
3. Chê bai đồ ăn thức uống
Trong xã hội ngày nay, mọi thứ đều có quy cách và tiêu chuẩn riêng, và việc ăn uống cũng không ngoại lệ.
“Chín người mười ý”, việc đồ ăn trên bàn không hợp với khẩu vị của mình cũng là chuyện thường xảy ra. Nhưng bữa tiệc, bàn ăn không phải của riêng mình, bạn không thích món này nhưng đó lại là món khoái khẩu của người khác. Do đó, nhường nhịn và thấu hiểu điều vô cùng cần thiết trong mọi trường hợp.
Song ngoài kia có một số người thích chê bai đồ ăn một cách sỗ sàng. Hết chê món này không ngon, lại phàn nàn không có món mình thích, chê món này rẻ rồi lại hằn học vì món này quá cay hoặc nhiều xương… Kiểu người này không có sự chừng mực và không biết kiểm soát cảm xúc, giao tiếp lâu dần, tình cảm cũng nhạt nhòa.
4. “Biệt tăm biệt tích” khi tính tiền
Trong bất kỳ mối quan hệ nào, sự tôn trọng và “có qua có lại” là điều luôn cần được giữ vững. Chỉ có thế, đôi bên mới bền lâu. Bạn mời tôi bữa này, tôi mời bạn bữa sau, hoặc chúng ta cùng chia đều. Biết rằng bạn bè với nhau không nên quá vụ lợi và ích kỷ, nhưng chuyện tiền bạc là vấn đề vô cùng nhạy cảm, thất vọng gom về đủ nhiều thì tình cảm tốt đến mấy cũng sứt mẻ.
Người “biến mất dạng” mỗi khi tính tiền là kiểu người tương đối keo kiệt, chỉ biết lợi đến mình mà lợi dụng người khác. Kiểu người này chỉ biết nhận mà không biết cho đi, ngay cả trên bàn ăn cũng tính toán lợi lộc cho mình thì vấn đề khác lại càng nghiêm trọng hơn. Do đó, nếu gặp một người có biểu hiện này trên bàn ăn, hãy tránh xa càng sớm càng tốt.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết