Elon Musk từng nói: “Một ý tưởng dù có xuất sắc đến mấy, nếu đặt vào quy mô hàng tỷ người trên thế giới, sẽ có hàng chục nghìn người có thể nghĩ ra nó. Chỉ khi bạn nghĩ ra và lập tức thực hiện nó, bạn mới có thể vượt lên dẫn trước”.
Nhà tâm lý học Mel Robbins từng là một người lười nhác, hay trì hoãn khi còn đi học ở trường đại học, cô thậm chí đã từng nhận được nhiều cảnh báo về việc cho nghỉ học vì trì hoãn việc nộp bài luận văn của mình.
Để suôn sẻ tốt nghiệp, Mel quyết định đến thư viện lúc 6 giờ mỗi ngày để viết luận văn.
Tuy nhiên, bất cứ khi nào đồng hồ báo thức kêu, những lý do khác nhau để không dậy luôn xuất hiện trong đầu cô: đêm qua mất ngủ, mệt, lát nữa còn có việc khác…
Cho đến một ngày, cô xem được một đoạn video ghi lại hình ảnh lúc tên lửa được phóng lên, khi người phát thanh viên đếm ngược từ 5 đến 1, tên lửa lập tức bay lên không trung.
Khi chuông báo thức một lần nữa vang lên vào sáng hôm sau, Mel cũng thử đếm ngược 5 giây, và ngay lập tức bật dậy khi đếm đến số 1.
Với phương pháp này, cô đã khắc phục thành công tình trạng lười biếng, hay trì hoãn của mình, đồng thời hoàn thành xuất sắc luận văn trong thời hạn quy định.
Sau khi tốt nghiệp, cô đã áp dụng phương pháp này vào mọi khía cạnh của cuộc sống, chỉ trong vòng 5 năm cô đã trở thành giáo sư và viết 3 cuốn sách bán chạy nhất trên thế giới.
Đây là nguồn gốc của “quy tắc 5 giây”.
Như Mel đã nói trong bài thuyết giảng TED của mình, “Nếu bạn có thể quyết định bắt đầu sau 5 giây, bạn có thể trở thành bất kỳ ai mà bạn muốn”.
Khi có chuyện muốn làm, đừng chần chừ, hãy đếm ngược 5 giây rồi hành động dứt khoát, bạn sẽ thấy cuộc đời mình sẽ khác đi rất nhiều.
01
Một nhà văn có tên Liu Run từng nói: “Giữa ‘nghĩ’ và ‘được’, cách nhau một chữ ‘làm'”.
Và chính khoảng cách này đã vạch ra ranh giới giữa người thành công và người bình thường.
Người nghĩ mà không làm, trong tiềm thức luôn nghĩ rằng tương lai còn rất nhiều thời gian.
Họ không biết rằng cơ hội tốt nhất đã mất đi trong một phút một giây mà họ trì hoãn.
Elisha Gray, người đã phát minh ra điện thoại cùng ngày với Alexander Graham Bell, đã nói “Chờ thêm một chút” khi một người bạn trong Văn phòng Bằng sáng chế thúc giục ông, và cuối cùng, ông đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế muộn hơn Bell một ngày, bỏ lỡ cơ hội nhận danh hiệu “nhà phát minh vĩ đại nhất thế kỷ 20”.
Nhà văn Li Shanglong từng nói: “Khoảnh khắc này” là tất cả, “ngay lúc này” là mãi mãi.
Những người thực sự có thể nắm bắt được tương lai, trước hết đều phải nắm bắt được hiện tại.
Jack Welch, Giám đốc điều hành của General Electric, đã đề cập đến một câu chuyện tương tự trong cuốn tự truyện của mình.
Jack đang ở ngoài hành lang, ông nghe thấy hai đồng nghiệp phàn nàn về quy trình xuất hóa đơn của công ty.
Một trong số họ nói: “Công ty lớn như vậy mà không có nổi một hệ thống tài vụ độc lập, thật đáng thất vọng”.
Người kia đang định hùa theo, nhưng vừa nhìn thấy Jack, ngay lập tức cúi đầu xin lỗi.
Sau khi hỏi tên của hai người và các phòng ban của họ, Jack quay trở lại văn phòng của mình mà không nói thêm một lời nào nữa.
Một tuần sau, trong khi hai nhân viên ấy đang lo lắng về việc bị sa thải, họ bất ngờ nhận được email từ chính Jack:
“Hệ thống tài vụ đã được khởi chạy, hoan nghênh bạn sử dụng nó và đưa ra đề xuất của mình”.
Hóa ra Jack đã ngay lập tức triệu tập đội kỹ thuật để thảo luận sau khi nghe những lời phàn nàn của các nhân viên, và bắt đầu phát triển hệ thống tài vụ vào ngay buổi chiều hôm đó.
Nhìn lại 20 năm sự nghiệp của Jack, dù là phản ứng với thị trường hay cải tiến trong công nghệ, ông luôn đưa ra nhận định đúng đắn và hành động gần như trong cùng một ngày.
Nhờ đó, GM đã từng bước nắm bắt được cơ hội thị trường, từ bờ vực phá sản trở thành một gã khổng lồ trong ngành với giá trị thị trường hơn 400 tỷ đô la Mỹ.
Elon Musk từng nói:
“Một ý tưởng dù có xuất sắc đến mấy, nếu đặt vào quy mô hàng tỷ người trên thế giới, sẽ có hàng chục nghìn người có thể nghĩ ra nó. Chỉ khi bạn nghĩ ra và lập tức thực hiện nó, bạn mới có thể vượt lên dẫn trước”.
Đừng đánh giá thấp tác hại của việc trì hoãn, và đừng đánh giá quá cao sự kiên nhẫn của thời gian.
Càng ít do dự hơn trước khi hành động, bạn càng có thể tiến gần hơn đến cuộc sống mà bạn mong muốn.
02
Trong “Kinh thánh” có một câu chuyện huyền thoại như này.
Những người đi đến Thánh địa đã bị chặn bởi một Biển Chết.
Mặt biển màu máu đầy xác người, sương mù đen kịt trong không trung, thỉnh thoảng có những tiếng lẩm bẩm tới rợn người, cơ hội tiến lên dường như bằng không.
Nhưng khoảnh khắc lãnh tụ tôn giáo Moses bước lên mặt biển, trời quang mây tạnh, Biển Chết tự động tách ra hai bên, lộ ra một con đường không chướng ngại vật.
Cuộc sống thường là như vậy: khi chần chừ thì chỉ thấy chông gai, khi bắt đầu sẽ thấy mọi thứ đều suôn sẻ.
Trong một nghiên cứu, Đại học Stanford đã phát hiện ra rằng não người thích duy trì trạng thái ổn định.
Khi mọi thứ trở nên không chắc chắn, não bộ cố tình khuếch đại nguy cơ hành động, ngăn cản chúng ta thực hiện thay đổi.
Nhưng chỉ cần bạn thực hiện bước đầu tiên, bạn sẽ thấy rằng những gì mà ban đầu bạn cho là vô cùng khó khăn, thực ra có thể được hoàn thành một cách dễ dàng.
Alexander Alexandrovich Lyubishchev, một nhà khoa học Liên Xô cũ, đã từng đặt ra một quy tắc: tính thời gian cho mỗi một việc mà bạn làm.
Mỗi khi bắt đầu tính thời gian, bộ đếm thời gian dường như nhắc nhở ông rằng thời gian đang trôi nhanh và bạn thì vẫn chưa làm gì cả.
Vì vậy, Ljubyshchev buộc mình phải gạt mọi phiền nhiễu sang một bên và hành động ngay lập tức.
Trong cuốn “nhật ký thời gian” mà ông ghi lại suốt 56 năm, ông thậm chí còn ghi lại cả những khoảng thời gian mình ngồi đó ngẩn ngơ, không làm gì cả.
Chỉ có hai chữ “do dự” là chưa bao giờ xuất hiện.
Ljubyshchev luôn làm những việc trông thì có vẻ khó trước, gặp vấn đề gì thì giải quyết bằng hành động.
Với một sự chấp hành nghiêm túc như vậy, Ljubyshchev đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong toán học, sinh học, triết học và các lĩnh vực khác, ông cũng đã xuất bản hơn 70 sách chuyên khảo trong cuộc đời của mình, với số lượng tích lũy hơn 10 triệu từ.
Trong bộ phim đoạt giải Oscar “Green Book”, có một câu thoại kinh điển như này:
“Có quá nhiều người thất vọng với cuộc sống không dám bước những bước đầu tiên”.
Đằng sau cái gọi là “cầu mà chẳng được” không phải là sự thiếu năng lực, mà là sự do dự với khởi đầu và sự lo lắng về kết thúc.
Những cảm xúc như vậy không chỉ vô ích mà còn khiến bạn không ngừng tiêu hao bản thân và rơi vào sự mệt mỏi về tinh thần.
Sự khác biệt giữa người với người, chẳng qua cũng chỉ là khi đối mặt với khó khăn, có người ngại tiến về phía trước, còn có người lại vững bước tiến lên.
03
Ở phía trước Tu viện Westminster, Anh Quốc, một văn bia với dòng chữ như này:
“Khi còn trẻ, tôi mơ ước thay đổi thế giới, nhưng khi về già, tôi thậm chí còn không thể làm được gì cho gia đình.
Sau cùng, nằm trên giường bệnh, tôi nhận ra rằng nếu tôi bắt đầu bằng việc thay đổi bản thân, tôi đã có thể sẽ thay đổi gia đình của mình;
Và với sự giúp đỡ của gia đình, tôi có thể làm điều gì đó cho đất nước, nói không chừng, tôi đã có thể thực sự thay đổi được thế giới”.
Điều này làm tôi nhớ đến đô vật nổi tiếng nọ.
Năm 1988, anh bị thương nặng trong một trận đấu, nó khiến anh sau đó phải nằm liệt trên giường.
Sau chấn thương, anh từ chối điều trị vì sợ rằng một chương trình phục hồi chức năng không hoàn chỉnh sẽ khiến anh không thể trở lại thi đấu mãi mãi.
Anh đã tham khảo ý kiến của hàng chục bác sĩ nổi tiếng và tìm hiểu gần một trăm chương trình phục hồi chức năng.
Một tháng sau, anh vẫn chưa bắt đầu điều trị phục hồi, thậm chí còn đang trên đà suy sụp vì quá mệt mỏi.
Cho đến khi người mẹ chăm sóc anh bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư thực quản, anh không còn bị ám ảnh bởi việc quay trở lại sàn đấu nữa mà thay đổi mục tiêu để nhanh chóng lấy lại khả năng tự chăm sóc bản thân.
Qua quá trình phục hồi chức năng, anh đã sớm có thể di chuyển tự do với sự hỗ trợ của nạng, lúc đó anh tự nhủ: Có lẽ mình có thể đi thêm một bước nữa và không cần tới nạng nữa.
Cứ như vậy, mỗi khi đạt được một chút tiến bộ, anh sẽ đặt mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo và luôn giữ mình trên con đường phục hồi.
3 năm sau, anh quay lại tham gia cuộc thi đấu vật, tức là sớm hơn 9 tháng so với thời gian phục hồi ước tính của phương án trị liệu tốt nhất.
Đôi khi, vì quá cố chấp với sự hoàn hảo của kết quả mà chúng ta từ chối bắt đầu mọi thứ vì sợ thất vọng có thể xảy ra.
Một người thực sự mạnh mẽ không bao giờ đợi cho đến khi mọi điều kiện chín muồi mới hành động.
Muốn thành đại, trước tiên phải tích tiểu, muốn đi được xa, trước tiên phải dám bước những bước đầu tiên.
Như Bacon đã nói với các sinh viên của mình:
“Nếu có phương pháp nào đó được gọi là tối ưu, thì đó chính là ‘hãy bắt đầu ngay bây giờ’! Hãy bắt đầu với những gì bạn có thể làm và đừng trì hoãn một giây một phút nào”.
Chỉ suy nghĩ, trong đầu sẽ toàn là câu hỏi; làm rồi, ắt sẽ có câu trả lời.
Khi bạn không còn lo lắng về được và mất, mọi tia sáng nhỏ bạn có được trong hành động của mình sẽ hội tụ thành điểm sáng trong cuộc sống của bạn vào một thời điểm mà bạn không ngờ tới.
04
Mel từng giải thích về “quy tắc 5 giây” như này:
“Hành động ngay lập tức sau khi đếm ngược 5 giây, tức là không cho những cảm xúc như sợ hãi, do dự và quán tính thời gian để phản ứng.
Chỉ khi được giải thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực này, chúng ta mới có thể thực sự trở thành chủ nhân của chính mình”.
Nếu bạn muốn sở hữu điều gì đó, hãy hành động ngay hôm nay!
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết